Quan hệ sản xuất là gì? [Cập nhập 2023]

1. Quan hệ sản xuất là gì?

Trước khi đi vào nghiên cứu khái niệm quan hệ sản xuất, chúng tôi sẽ tình bày một số khái niệm cần thiết, cụ thể:

– Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.

Quan hệ sản xuất là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, giữ vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầu tiên, quyết định những quan hệ khác.

– Quan hệ sản xuất bao gồm 03 mặt sau đây:

+ Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

+ Quan hệ tổ chức lao động sản xuất.

+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.

Có thể nhận thấy, trong 03 mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu là quan hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội. Quan hệ về sở hữu quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm ra. Đối với cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất vấn đề cần thiết mà Đại hội nhấn mạnh là phải tiến hành cả 03 mặt đồng bộ

2. Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

Thứ nhất: Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

– Lực lượng sản xuất càng phát triển thì sẽ luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Những cách thức kinh tế đôi khi lại là sự kìm hãm lực lượng sản xuất chính vì thế đòi hỏi phải thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu của lực lượng sản xuất.

– Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ mau thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với cách thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.

Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những sự khác biệt và đối lập từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ hai: Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

– Đây là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là cách thức kinh tế của quá trình. Trong đời sống hiện tại, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại không diễn ra dưới một trong những cách thức kinh tế nhất định.

– Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và quy định lẫn nhau. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất có trên cả 03 phương tiện cụ thể: Sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý, tổ chức và phân phối.

– Sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển thực tiễn của lực lượng sản xuất hiện thực trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định.

+ Quan hệ sản xuất chỉ là cách thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình. Quan hệ sản xuất, với tư cách là cách thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất, sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp được không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com