Quản lý rủi ro khi thực hiện thi kiểm thử (Test execution)

Test execution là gì? Những rủi ro khi thực hiện thi kiểm thử ̣(Test execution) là gì? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mà Test execution mang lại? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày dưới đây về Test execution nhằm trả lời cho  những câu hỏi được nêu trên bạn !.

Test execution

1. Quá trình quản lý rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro diễn ra để xác định cần tập trung kiểm thử nhiều nhất vào vùng chức năng nào. Đây thường là các chức năng hoặc thành phần ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công hay thất bại của sản phẩm.

2. Ai là người thực hiện quản lý rủi ro ?

Không chỉ QA là người thực hiện mà tất cả những người liên quan, có hiểu biết về sản phẩm như: Dev, BA, Khách hàng, quản lý dự án … Tuy nhiên, nhóm kiểm thử là những người điều khiển quá trình quản lý rủi ro này.

3. Quá trình kiểm thử dựa trên rủi ro được diễn ra thế nào?

Step 1: Xác định rủi ro (Risk Identification)

Xác định tất cả các chức năng của hệ thống. Điều này chỉ đơn giản là tạo ra một danh sách các chức năng của hệ thống (function list)

Step 2: Đánh giá rủi ro ( Risk Asessment)

Tất cả các rủi ro được định lượng và xác định độ ưu tiên trong bước này. Định lượng chỉ đơn giản là chỉ định cho mỗi rủi ro trong danh sách một số (number) mà nó có thể xác định độ ưu tiên cần phải thực hiện.

Xác suất (cơ hội xảy ra) của rủi ro và ảnh hưởng (số tiền tổn hại mà nó gây ra nếu rủi ro xảy ra) sẽ được quyết định

Phương pháp điển hình là chỉ định xếp hạng. Ví dụ, Xác suất có thể lấy giá trị từ 1 đến 5. 1 là xác suất xảy ra là thấp (không có khả năng xảy ra) và 5 là cao (chắc chắn sẽ xảy ra).

Tương tự như vậy, tác động và ảnh hướng (impact) cũng có thể được chỉ định 1-5 đánh giá. 1 là tác động thấp (ngay cả khi rủi ro này xảy ra, tổn thất là tối thiểu) và 5 tác động lớn (tổn thất rất lớn khi xảy ra). Step 3

Lập bảng như bên dưới và chuyển tới tất cả các thành viên của dự án: Dev, BA, Khách hàng, PM, QA.. hoặc bất cứ ai có liên quan

Step 4 Hướng dẫn mỗi thành viên điền giá trị dựa trên đánh giá của họ về xác suất và ảnh hưởng của mỗi chức năng.

Sau khi có các giá trị xác suất và ảnh hưởng, chúng ta sẽ tiến hành tính toán hệ số rủi ro

Hệ số rủi ro (Risk factor)= Xác suất (Probability) X Ảnh hưởng (Impact)

=> hệ số rủi ro càng cao thì vấn đề càng nguy hiểm và càng cần tìm phương pháp giải quyết.

Ví dụ:

Xin lưu ý rằng vào thời gian này, đây chỉ đơn giản là kết quả đánh giá của một nhóm. Đối với một dự án có 5 nhóm khác nhau sẽ có 5 bảng khác nhau.

Step 5:

Tính toán trung bình của hệ số rủi ro. Ví dụ, nếu có 5 nhóm, với mỗi module, cộng tất cả các hệ số rủi ro và chia cho 5. Kết quả cuối cùng là kết quả cần tìm.

Hệ số rủi ro càng lớn thì càng nhiều module phải được kiểm thử.

Vì thế, module 5 và 2 cần được quan tâm nhất và ảnh hưởng tới sự thành công của dự án.

Chia sẻ kết quả này với tất cả các nhóm

Step6: Kế hoạc làm giảm thiểu rủihro ( Risk Mitigation Plan)

Chúng ta đã xác định được module 5 và 2 là những module cần tập trung nhiều nhất

Ví dụ về kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho trường hợp trên

  • Module 5 vfa 2 sẽ được kiểm thử một cách tỉ mỉ, kỹ càng bằng cách chắc chắn rằng tất cả các trường hợp kiểm thử (test cases ) liên quan sẽ được kiểm thử. Các modules khác sẽ được kiểm thử dựa trên phương pháp kiểm thử thăm dò (exploratory testing)
  • Module 5 và 2 sẽ được kiểm thử đầu tiên và sau đó phụ thuộc vào khoảng thời gian còn lại sẽ quyết định các trường hợp tiếp theo.

4. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro?

  • Bước đầu tiên là phân tích rủi ro chất lượng tức là xác định và sau đó đánh giá rủi ro đối với chất lượng sản phẩm. Tất cả các kế hoạch kiểm tra được dựa trên phân tích rủi ro chất lượng này.
  • Thiết kế kiểm thử, thực hiện test được thực hiện để giảm thiểu rủi ro theo kế hoạch test. Các nỗ lực được phân bổ để phát triển, thực hiện và sau đó thực hiện test là tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro.
  • Mức độ rủi ro cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định này:
  1. Các tài liệu kiểm thử có nên được xem xét ?
  2. Người kiểm thử nên test độc lập thế nào ?
  3. Mức độ kinh nghiệm của người kiểm thử
  4. Nên thực hiện re-test bao nhiêu lần ?
  5. Nên thực hiện test hồi quy bao nhiêu lần ?
  • Trong khi dự án đang phát triển, một số thông tin bổ sung có thể thay đổi rủi ro chất lượng mà nhóm tester đang thực hiện hoặc mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Team test phải luôn luôn cảnh giác với những thông tin đó và điều chỉnh việc test khi cần thiết. Các điều chỉnh như phát hiện rủi ro mới , đánh giá lại mức độ rủi ro , đánh giá hiệu quả của các nhiệm vụ giảm thiểu rủi ro đã hoàn thành, v.v. phải được thực hiện tại các mốc cần thiết của dự án.
  • Ví dụ: nếu phiên phát hiện và đánh giá rủi ro được tổ chức trên cơ sở đặc tả yêu cầu trong giai đoạn yêu cầu, thì nên xác nhận lại các rủi ro sau khi hoàn tất quy cách thiết kế.

5. Quản lý rủi ro dự án

  • Lập kế hoạch để kiểm thử dự án cũng phải bao gồm các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến một dự án. Quy trình xác định rủi ro như vậy được giải thích ở trên trong phần xác định rủi ro. Các rủi ro được phát hiện phải được thông báo cho người quản lý dự án để anh ấy / cô ấy thực hiện các bước để giảm thiểu chúng càng nhiều càng tốt.
  • Nhóm kiểm thử có thể không thể giảm thiểu tất cả các rủi ro nhưng những rủi ro này có thể được chú ý:
  1. Chuẩn bị môi sẵn sàng môi trường kiểm thử chưa?
  2. Chuẩn bị môi sẵn sàng công cụ kiểm thử chưa?
  3. Luôn có người kiểm thử có trình độ tốt
  4. Không có sẵn các tiêu chuẩn, kỹ thuật và quy tắc kiểm thử
  • Quản lý rủi ro dự án bao gồm :
  1. Tổ chức kiểm tra
  2. Kiểm tra môi trường kiểm thử trước khi chúng thực sự được sử dụng
  3. Kiểm thử phiên bản sản phẩm sơ bộ
  4. Sử dụng điều kiện đầu vào nghiêm ngặt
  5. Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kiểm tra
  6. Coi bản thân là một phần của các nhóm đánh giá cho các sản phẩm công tác dự án sơ bộ
  7. Quản lý các thay đổi đối với dự án dựa trên phát hiện lỗi
  8. Xem xét tiến độ dự án và chất lượng sản phẩm
  • Sau khi xác định và phân tích rủi ro, đây là bốn cách để quản lý rủi ro :
  1. Có các biện pháp phòng ngừa làm giảm sự xuất hiện hoặc tác động của rủi ro mang lại
  2. Tạo các kế hoạch khẩn cấp để xử lý rủi ro nếu nó thực sự xảy ra
  3. Chuyển giao trách nhiệm quản lý rủi ro cho bên thứ ba
  4. Bỏ qua hoặc chấp nhận rủi ro
  • Một số yếu tố cần được xem xét trong khi chọn tùy chọn tốt nhất có thể trong số bốn yếu tố này bao gồm:
  1. Ưu điểm và nhược điểm của một lựa chọn
  2. Chi phí thực hiện một lựa chọn
  3. Thêm rủi ro liên quan đến việc lựa chọn một lựa chọn

Bài viết trên đã gửi tới những thông tin chi tiết và cụ thể về Test execution. Nếu có những câu hỏi và câu hỏi liên quan đến Test execution hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ và tư vấn về vấn đề này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com