Đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở mỗi giai đoạn, nước ta từng có những quốc hiệu khác nhau, như: Văn lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt,… Vậy quốc hiệu là gì? Quốc hiệu hiện nay của Việt Nam là gì? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu cụ thể hơn trong nội dung trình bày sau đây.
1. Quốc hiệu là gì?
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước.
2. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta
Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Lúc bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc người Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Do xuất phát từ nhiều nhu cầu cần thiết ngày càng tăng (như nhu cầu trị thủy, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hóa) các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự xưng vua, mà sử cũ gọi là Hùng Vương, con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.
Trải qua lịch sử lâu đời, quốc hiệu cũng được thay đổi nhiều lần theo thời gian. Vậy quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ khi nào?
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam. Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804. Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ “Việt Nam” kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). Tuy nhiên trên thực tiễn, hai tiếng “Việt Nam” lại thấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Có thể kể đến như:
- Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (ghi chép về các đời ở Việt Nam) do Trạng nguyên Hồ Tông Thốc biên soạn;
- Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến hai chữ “Việt Nam”;
- Những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), chẳng hạn ngay trong mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ văn đã có câu: “Việt Nam khởi tổ xây nền”;
- Người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16 – 17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh… Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: “Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một mối. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa quốc hiệu Việt Nam trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tiễn.
3. Các trình bày quốc hiệu trong các văn bản
- Email:info@lvngroup.vn
- Hotline: 1900.0191
- Zalo: 1900.0191