Quy định của pháp luật về hoạt động mời thầu xây lắp

Gói thầu xây lắp là gói thầu là việc thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn. Việc mời thầu xây lắp có phức tạp không và điều kiện để doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có quyền mời thầu xây lắp là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động mời thầu xây lắp thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày của Công ty Luật LVN Group để hiểu rõ vấn đề này !.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý bạn đọc về quy định của pháp luật về hoạt động mời thầu xây lắp.

 Quy định của pháp luật về hoạt động mời thầu xây lắp

1. Gói thầu xây lắp là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào định nghĩa vì gói thầu xây lắp là gì nên căn cứ vào những quy định sau đây:

– Xây lắp là việc thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

Từ khái niệm trên, có thể hiểu gói thầu xây lắp là gói thầu được hình thành trong giai đoạn thực hiện dự án, là một phần hoặc toàn bộ dự án liên quan đến việc thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

2. Điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu xây lắp

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật đấu thầu năm 2013 thì hồ sơ mời thầu xây lắp của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

– Hồ sơ mời thầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

– Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo hướng dẫn;

– Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

– Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

– Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

3. Quy định về hồ sơ mời thầu xây lắp

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho cách thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Hồ sơ mời thầu xây lắp bao gồm:

+ Chỉ dẫn đối với nhà thầu.

+ Bản dữ liệu đấu thầu.

+ Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá.

+ Biểu mẫu dự thầu.

+ Điều kiện chung của hợp đồng.

+ Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

+ Mẫu hợp đồng.

+ Giới thiệu dự án và gói thầu.

+ Bảng tiên lượng.

+ Yêu cầu về tiến độ thực hiện.

+ Yêu cầu về mặt kỹ thuật.

+ Các bản vẽ.

 4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp

  1. a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Căn cứ như sau:

– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

– Năng lực kỹ thuật

– Năng lực tài chính

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

  1. b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu xây lắp phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

– Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

– Tiến độ thi công;

– Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

– Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

– Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

– Các yếu tố cần thiết khác.

5. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu xây lắp

Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

  1. a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan.
  2. b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
  3. c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
  4. d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về hoạt động mời thầu xây lắp để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật LVN Group chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com