Quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá

Quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá

Tài sản bảo đảm là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đ bảo lãnh, kí cược, kí quỹ, đặt cọc… thực hiện nghĩa vụ bảo đảm như cầm cố, thế chấp. Mời quý bạn đọc cùng LVN Group nghiên cứu thông tin về pháp luật về tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá trong nội dung trình bày dưới đây.

1.Giấy tờ có giá là gì ?

Giấy tờ có giá là một loại tài sản, hay còn được coi là bằng chứng dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa các chủ thể phát hành giấy tờ có giá với những chủ thể sở hữu giấy tờ có giá đó trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm cả việc thanh toán lãi và các nội dung khác đã thỏa thuận.

Hiện nay trong Bộ luật Dân sự 2015 không có một định nghĩa cụ thể nào về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một dạng của tài sản.

Tuy nhiên trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, giống dạng của giấy ghi nợ dùng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá.

Giấy tờ có giá

2. Tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng việc mô tả tài sản bảo đảm phải phù hợp vổi quy định của pháp luật về giấy tờ có giá, chứng khoán, ngân hàng.

Giấy tờ có giá mới chỉ xuất hiện trong Bộ luật Dân sự từ năm 2005. Trước đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 gọi là “giấy tờ trị giá được bằng tiền . Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 còn gọi là “chứng chỉ có giá”. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã từng gọi là “chứng từ có giá” như: Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995 quy định, công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, thực hiện một trong các nhiệm vụ là “phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và chứng từ có giá”; Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN21, quy định một trong các tài sản dùng để cầm cố là “các chứng từ có giá như: tín phiếu, trái phiếu kho bạc, tín phiếu, trái phiếu Ngân hàng Nhà nước”

Thông tư số 189/1998/TT-BTC quy định một trong các khoản doanh thu từ hoạt động khác của tổ chức tín dụng cổ phần là “Thu lãi từ hoạt động tài chính: mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, các chứng từ có giá, hoạt động liên doanh, mua cổ phần…”.

Giấy tờ có giá bao gồm công cụ chuyển nhượng, chứng khoán và giấy tờ có giá khác như cổ phiếu, trái phiếu (chính phủ và doanh nghiệp), kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo hướng dẫn của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. Giấy tờ có giá không bao gồm giấy nhận nợ thông thường, giấy xác nhận (chứng nhận) phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh.

Công cụ chuyển nhượng gồm hôì phiếu đòi nợ, hốỉ phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền  có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Một số giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng còn được gọi là công cụ nợ, là các sản phẩm tài chính xác lập nghĩa vụ nợ bao gồm trái phiếu (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp), tín phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc, khoản vay ngân hàng và các công cụ (sản phẩm tài chính) khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.

Giấy tờ có giá theo đúng nghĩa là một loại tài sản phải là loại giấy tờ vô danh, có giá trị như tiền như công trái vô danh (không ghi tên), ai nắm giữ sẽ đồng nghĩa vổi việc có quyền sở hữu, còn hiện nay đang được hiểu theo nghĩa mỏ rộng. Khái niệm về giấy tờ có giá “trị giá được thành tiền và được phép giao dịch” chỉ là rất tương đối, khó hiểu và không hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn, cổ phiếu trị giá được bằng tiền, nhưng giao dịch mua bán cổ phiếu theo Luật Chứng khoán năm 2019 thì chỉ là một trường hợp mua bán cổ phiếu giữa công ty với cổ đông, còn mua bán giữa các cổ đông với nhau thì lại chỉ là giao dịch chuyển nhượng. Và cho dù là chuyển nhượng hay mua bán thì bản chất không phải là mua bán chính cổ phiếu đó, mà là mua bốn quyền sở hữu đối với số cổ phần được tính bằng đơn vị số lượng cổ phần, cổ phiếu.

Trên đây là nội dung trình bày gửi tới thông tin về pháp luật về tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá mà LVN Group muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng nội dung trình bày sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với LVN Group !!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com