Quy định về hướng dẫn kiểm thử phần mềm nội bộ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về hướng dẫn kiểm thử phần mềm nội bộ

Quy định về hướng dẫn kiểm thử phần mềm nội bộ

Quy định về kiểm thử phần mềm nội bộ thế nào? Kiểm thử phần mềm nội bộ là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày dưới đây về quy định về kiểm thử phần mềm nội bộ bạn !.

quy định về kiểm thử phần mềm nội bộ

1. Tại sao cần kiểm thử phần mềm

– Mục đích của kiểm thử phần mềm là thực hiện một chương trình hoặc ứng dụng nhằm tìm các lỗi phần mềm (bao gồm các lỗi và các thiếu sót)

– Là quá trình phê chuẩn và xác minh một chương trình máy tính / ứng dụng / sản phẩm.

– Đáp ứng được mọi yêu cầu hướng dẫn khi thiết kế và phát triển phần mềm.

– Thực hiện công việc đúng như kỳ vọng.

– Có thể triển khai được với những đặc tính tương tự.

– Và đáp ứng được mọi nhu cầu của các bên liên quan.

2. Kiểm thử chấp nhận( LVN Groupeptance test)

Trong kiểu kiểm thử này, phần mềm sẽ được thực hiện kiểm tra từ người dùng để tìm ra nếu phần mềm phù hợp với sự mong đợi của người dùng và thực hiện đúng như mong đợi. Trong giai đoạn test này, tester có thể cũng thực hiện hoặc khách hàng có các tester của riêng họ để thực hiện.

Có 2 loại kiểm thử chấp nhận đó là kiểm thử Alpha và kiểm thử Beta:

  • Kiểm thử Alpha: là loại kiểm thử nội bộ . Tức là phần mềm sẽ được 1 đội kiểm thử độc lập hoặc do khách hàng thực hiện tại nơi sản xuất phần mềm.
  • Kiểm thử Beta: là loại kiểm thử mà khách hàng thực hiện kiểm thử ở chính môi trường của họ. Loại kiểm thử này được thực hiện sau kiểm thử Alpha.

3. Quy trình kiểm thử bao gồm 5 bước cơ bản

Ở các môi trường khác nhau hoạt động kiểm thử có thể được diễn ra với các bước khác nhau tuy nhiên mọi hoạt động của kiểm thử mục đích cuối cùng cũng để đảm bảo phần mềm tạo ra chạy mượt mà.

Bước 1: Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử

Mục đích: Nhằm chỉ định và mô tả các loại kiểm tra sẽ được triển khai và thực hiện. Được chia làm 2 hoạt động:

Thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm thử:

– Xác định phạm vi, rủi ro cũng như mục đích của hoạt động kiểm thử

– Xác định các cách tiếp cận kiểm thử

– Xác định chiến lược kiểm thử. Chiến lược kiểm thử mô tả các thành phần kiểm thử cần có trong một chu kỳ phát triển phần mềm chẳng hạn như: các mục tiêu kiểm thử, các phương pháp kiểm thử, tổng thời gian và nguồn lực yêu cầu cho các dự án cũng như các môi trường test. (Lưu ý: Chiến lược kiểm thử thường được tạo ra bởi PM, TL)

– Xác định các nguồn lực cần có cho kiểm thử như: nhân lực, phần cứng, phần mềm, môi trường test v.v

– Lên lịch cho các hoạt động phân tích và thiết kế các trường hợp kiểm thử, thực thi kiểm thử cũng như đánh giá kết quả kiểm thử.

– Xác định các tiêu chí kết thúc việc kiểm thử (exit criteria) chẳng hạn như tỉ lệ độ bao phủ của test case, số lượng bug tìm được, độ nghiêm trọng của những con bug tìm được. Bên dưới là 1 ví dụ cơ bản cho tiêu chí kết thúc kiểm thử:

– 100% độ bao phủ statement (statement coverage)

– 100% độ bao phủ yêu cầu (requirement coverage)

– 100% các trường hợp kiểm thử được thực thi

– 100% các lỗi nghiêm trọng được fixed

– 80% các lỗi ít nghiêm trọng (low-medium) được fixed

– Hết hạn kiểm thử

– Hết budget

Thứ hai: Kiểm soát kiểm thử:

– Đo lường và phân tích các kết quả của hoạt động kiểm thử

– Theo dõi và ghi lại tiến độ, độ bao phủ cũng như các tiêu chí kết thúc kiểm thử

– Cung cấp thông tin về kiểm thử

– Tiến hành các hành động khắc phục nếu cần thiết.

– Đưa ra quyết định.

Bước 2: Phân tích và Thiết kế

Mục đích: Nhằm chỉ định các test case và các bước kiểm tra chi tiết cho mỗi phiên PM.

Hoạt động phân tích và thiết kế kiểm thử có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Rà soát các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm thử như tài liệu đặc tả, tài liệu thiết kế, tài liệu giao diện, v.v

– Xác định các điều kiện kiểm thử

– Thiết kế test case

– Đánh giá tính khả thi trong việc kiểm thử của yêu cầu cũng như của hệ thống.

– Chuẩn bị môi trường test cũng như xác định các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các công cụ kiểm thử tương ứng.

Giai đoạn thiết kế test là hết sức cần thiết, nó đảm bảo tất cả các tình huống kiểm tra hết tất cả các yêu cầu

Bước 3: Thực thi test

Mục đích: Thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết quả. Chia thành 2 hoạt động chính là: thực hiện test và chạy test

Thứ nhất: Việc thực hiện test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Chuẩn bị test data

– Thiết kế và phân loại các trường hợp kiểm thử dựa theo độ ưu tiên của từng trường hợp kiểm thử

– Tự động hóa cho các trường hợp kiểm thử nếu thấy cần thiết

Thứ hai: Hoạt động chạy test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Chạy các test case theo các bước đã định ra trước đó

– Chạy lại các case bị failed trước đó để xác nhận là case đó đã được sửa

– So sách kết quả ghi nhận được khi thực thi với kết quả mong đợi

– Đánh giá kết quả kiểm thử (Passed/Failed) cho các trường hợp kiểm thử

– Viết báo cáo lỗi cho những trường hợp kết quả ghi nhận được và kết quả mong đợi không giống nhau

Bước này thường không bắt buộc trong các loại và mức kiểm tra, chỉ yêu cầu trong những trường hợp đặc thù cần thiết kế, tạo ra các test script có khả năng chạy trên máy tính giúp tự động hoá việc thực thi các bước kiểm tra đã định nghĩa ở các bước thiết kế test

Bước 4: Đánh giá kết quả thực thi và báo cáo kết quả

Mục đích: Đánh giá toàn bộ quá trình kiểm tra bao gồm xem xét và đánh giá kết quả kiểm tra lỗi, chỉ định các yêu cầu thay đổi và tính toán số liệu liên quan, đến quá trình kiểm tra.

Các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi này bao gồm:

– Số lượng test case tối đa được thực thi Passed

– Tỷ lệ lỗi giảm xuống dưới mức nhất định

– Khi đến deadline

Việc kiểm thử chỉ kết thúc khi:

– Đối chiếu kết quả thực thi test case so với các tiêu chí kết thúc kiểm thử được định ra trong lúc lập kế hoạch kiểm thử

– Từ đó, đánh giá xem liệu có cần phải test thêm hay điều chỉnh các tiêu chí kết thúc kiểm thử trong bản kế hoạch

– Viết báo cáo tóm tắt hoạt động kiểm thử cũng như kết quả kiểm thử cho các bên liên quan.

Bước 5: Đóng hoạt động kiểm thử

Mục đích: Kết thúc hoạt động kiểm thử và phần mềm sẵn sàng được giao cho khách hàng.

Mặt khác, chúng ta cũng thường kết thúc kiểm thử với một trong những lí do sau:

– Khi tất cả các thông tin đã được thu thập trọn vẹn cho hoạt động kiểm thử

– Khi dự án bị hủy bỏ.

– Khi một mục tiêu nào đó đạt được.

– Khi hoạt động bao trì hay cập nhật hệ thống hoàn tất.

Hoạt động đóng kiểm thử bao gồm:

– Kiểm tra lại đã giao trọn vẹn cho khách hàng những phần đã cam kết từ đầu

– Kiểm tra lại các lỗi nghiêm trọng đã được fix tương ứng

– Đóng gói các tài liệu kiểm thử, kịch bản kiểm thử, môi trường test v.v để dùng cho những mục đích /dự án sau này

– Đánh giá quá trình kiểm thử cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho những dự án trong tương lai.

Hy vọng nội dung trình bày trên đã gửi tới những thông tin chi tiết và cụ thể về quy định về kiểm thử phần mềm nội bộ. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan đến quy định về kiểm thử phần mềm nội bộ hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com