Quy định về kê khai thuế GTGT đối với vé cầu đường hiện nay đang là chủ đề được quan tâm đến rất nhiều. Bởi lẽ nhu cầu hiện nay đối với lĩnh vực tham gia giao thông rất lớn, liệu những chính sách nó có ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng thuộc lĩnh vực này được không? Hãy cùng nội dung trình bày dưới đây nghiên cứu thêm về chủ đề này !.
1.Thông tin cơ bản về quy định thuế GTGT đối với đường bộ
1.1.Khái quát chung
Vé cước phí cầu đường là một loại hóa đơn đặc thù. Theo điểm c, khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về các loại hóa đơn như sau:” Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…”
Mặc khác, theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có trọn vẹn các nội dung bắt buộc:“Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.” Vì vậy theo các căn cứ ở trên thì Vé cước phí đường bộ là một loại hóa đơn đặc thù.
1.2.Hướng dẫn
Căn cứ quy định tại Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
- Trước 1/1/2017, trường hợp công trình đường bộ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thu vé cước phí đường bộ theo hướng dẫn của pháp luật về phí và lệ phí thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp, công trình đường bộ được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước mà do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác thu vé cước phí đường bộ, nếu vé cước phí đường bộ được thông báo phát hành là hóa đơn theo hướng dẫn và có ghi giá thanh toán là giá đã bao gồm thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh sử dụng đường bộ nêu trên được căn cứ vào vé cước phí đường bộ để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hướng dẫn.
- Từ 1/1/2017, theo hướng dẫn tại Luật Phí và lệ phí thì phí sử dụng đường bộ chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá (do Nhà nước định giá) nên theo Luật Thuế GTGT thì giá dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Do đó, vé cước phí đường bộ được thông báo phát hành là hóa đơn theo hướng dẫn và có ghi giá thanh toán là giá đã bao gồm thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh sử dụng đường bộ được căn cứ vào vé cước phí đường bộ để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hướng dẫn.
2.Phương pháp kế toán đối với vé cước phí cầu đường bộ
2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
Thì chi phí vé cước phí đường bộ sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành theo các chuyến hàng
- Nợ TK 154 (Theo TT 133) Hoặc
- Nợ TK 627 (Theo TT 200)
- Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 111, 141: Tổng tiền thanh toán
2.2 Đối với doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
Thì chi phí vé cước đường bộ sẽ được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp
- Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 111,141: Tổng tiền thanh toán
3.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?
-Trường hợp nào thì hóa đơn không nhất thiết có trọn vẹn các nội dung bắt buộc?
Các trường hợp sau không nhất thiết phải có trọn vẹn các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có trọn vẹn các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo hướng dẫn của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.”
-Vé cước phí đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT được không?
Theo khoản 15 Điều 14 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định thì Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT.
Trong khi đó, Vé cước phí đường bộ thỏa mãn các điều kiện:
- Là một loại hóa đơn đặc thù theo hướng dẫn của pháp luật
- Vé cước phí đường bộ chịu mức thuế suất thuế GTGT 10%
- Giá trên cước phí đường bộ là giá đã có thuế GTGT
Vì vậy Vé cước phí đường bộ thỏa mãn là hóa đơn GTGT được sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy vé cước phí đường bộ được khấu trừ thuế GTGT.
-Thuế giá trị gia tăng là gì ?
Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
– Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm?
Căn cứ và luật thuế giá trị gia tăng và thông tư 219/2013/TT- BTC , đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
–Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng bao gồm?
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Phương pháp khấu trừ là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
- Phương pháp trực tiếp là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.