Quy định về kiểm định bình khí nén, máy khí nén

Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng thiết bị là một quy trình cần thiết và không thể thiếu trước khi doanh nghiệp đưa thiết bị vào sản xuất hoặc đến tay khách hàng. Bình khí nén, máy khí nén là một thiết bị vô cùng cần thiết trong khâu sản xuất sản phẩm. Vậy quy định về kiểm định bình khí nén thế nào? Sau đây, Luật LVN Group sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và nghiên cứu rõ hơn.

1. Kiểm định là gì?

Quý bạn đọc tham khảo về khái niệm kiểm định tại đây.

2. Kiểm định bình khí nén là gì?

Kiểm định bình khí nén là quá trình đánh giá và kiểm tra về tình trạng kỹ thuật sao cho phù hợp và an toàn của thiết bị theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước hiện hành nhằm đảm bảo quá trình vận hành các thiết bị được an toàn. Mọi doanh nghiệp, tổ chức cần phải kiểm định và đây là yêu cầu bắt buộc.
Kiểm định bình khí nén

3. Tiêu chuẩn kiểm định bình khí nén

Bình chứa khí nén là thiết bị chịu áp lực. Do đó người kiểm định phải tuân theo các tiêu chuẩn kiểm định của bình chịu áp lực. Căn cứ các tiêu chuẩn sẽ như sau:
  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
  • TCVN 8366: 2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
  • TCVN6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
  • TCVN6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
  • TCVN60082010, Thiết bị áp lực Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Các công ty làm dịch vụ kiểm định an toàn có thể sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không thấp hơn mức quy định trong nước.

4. Quy trình kiểm định bình khí nén

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ xuất xưởng
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ lịch sử kiểm định
Các chuyên gia, kỹ thuật viên sẽ xem xét và phân tích số liệu từ hồ sơ. Tại bước này phải thực hiện kỹ càng trước khi xem xét bình nén khí, giúp người kiểm định biết được thời gian sử dụng, công cụ đã thay để đánh giá khách quan hơn. Đây là bước rất cần thiết và không được bỏ qua.

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong

Dĩ nhiên khi đã tiến hành kiểm định các kỹ thuật viên và chuyên gia không thể không kiểm tra bình nén khí. Họ sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố sau:
  • Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu che chắn, bảo vệ máy nén
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm

Không thể bỏ qua bước thử nghiệm khả năng, mức độ chịu áp lực của bình khí thế nào. Mọi đánh giá phía trên chỉ dựa vào số liệu hồ sơ, kiểm tra bộ phận bên trong bên ngoài. Các chuyên gia cần cho vận hành thử bình nén khí.
  • Thời hạn thử thủy lực (thử bền) không quá 6 năm 1 lần
  • Bình khí nén có áp suất công tác nhỏ hơn 5 bar: Pthử = 1.5Plv nhưng không nhỏ hơn 2 bar
  • Bình khí nén có áp suất công tác từ 5 bar trở lên: Pthử = 1.25Plv nhưng không nhỏ hơn Plv+3

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ

Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:
  • Van an toàn
  • Áp kế
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành

Vận hành thiết bị ở áp suất công tác lớn nhất cho phép. Kiểm tra tình trạng công tác của các cơ cấu an toàn, bảo vệ. Các thiết bị đo lường tự động hoạt động thế nào, cho ra con số thế nào.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình khí nén

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành giấy kiểm định bình khí nén.

5. Các câu hỏi thường gặp

  • Tại sao phải kiểm định bình khí nén?
    • Đảm bảo an toàn cho người lao động
    • Đảm bảo an toàn khi vận hành bình chứa khí nén, máy nén khí
    • Tăng năng suất lao động do thời gian công tác của thiết bị, công việc tại nơi sản xuất không bị gián đoạn
    • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Các bình chứa khí nén thông dụng phải kiểm định theo hướng dẫn của pháp luật. Thường sẽ được phân loại làm hai: bình chứa khí nén có máy nén đi kèm và bình chứa khí không có máy nén đi kèm
  • Tần suất thực hiện kiểm định bình khí nén?
Trong quá trình sử dụng là 3 năm/lần và 2 năm/lần khi thời gian sử dụng trên 12 năm.
  • Kiểm định bình khí nén bất thường xảy ra khi nào?
Chế độ kiểm định bất thường được tiến hành khi có yêu cầu của đơn vị chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt, thay thế, sửa chữa.
Quý bạn đọc có thể cân nhắc các nội dung trình bày liên quan: Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ sửa máy nén khí; Kiểm định van an toàn lò hơi.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy định kiểm định bình khí nén, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể trả lời giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tiễn diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
  • Gmail: info@lvngroup.vn
  • Website: lvngroup.vn

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com