Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở xuống.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở xuống.
Hộ cận nghèo là hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhưng vẫn chưa đến mức thấp nhất. Vậy đối với trường hợp hộ gia đình cận nghèo mức đóng bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo được quy định thế nào?
1. Quyền lợi bảo hiểm y tế hộ cận nghèo
Đối tượng hộ cận nghèo được quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”
Căn cứ theo hướng dẫn của pháp luật đối tượng hộ gia đình cận nghèo được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế sau:
- Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với hộ gia đình cận nghèo:
“a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế.”
Theo quy định trên thì các hộ gia đình cận nghèo thuộc 61 huyện thuộc 20 tỉnh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP sẽ được hưởng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 100% và mức tối thiểu đóng bảo hiểm y tế là 70%.
- Mức hưởng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến được quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;”
Vì vậy, mức phí hộ cận nghèo sẽ được hưởng là 95% chi phí khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến thuộc phạm vi chi trả BHYT; 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
- Mức hưởng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung 2014:
“a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú; 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.”
Vậy nghĩa là hộ gia đình cận nghèo khi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được mức hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương, 60% tại bệnh viện tuyến tỉnh và 100% trong phạm vi cả nước. Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến huyện là 70% hoặc 100%.
2. Giá mua BHYT cho hộ cận nghèo
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo hướng dẫn tại điểm e khoản 1 Điều 7”. Căn cứ:
“e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình cận nghèo bằng 4,5% mức lương cơ sở và mức lương cơ sở hiện này là 1.490.000 đồng nên mức đóng bảo hiểm y tế trên 1 năm được tính bằng:
4,5% x 1.490.000 x 12 tháng = 804.600 đồng
Tóm lại, hộ gia đình cận nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế nêu trên.
Trên đây là nội dung trình bày về vấn đề mức hưởng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà bạn đọc có thể cân nhắc.