Khi thực hiện gói thầu xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng hiện nay, bên cạnh sự xuất hiện của nhà thầu chính hoặc tổng thầu thường có sự xuất hiện các các nhà thầu phụ. Bởi lẽ thực tiễn triền khai thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện rất nhiều hạng mục công trình trong dự án, vì vậy thồng thường cần có sự tham gia của các nhà thầu phụ trong xây dựng để giúp nhà thầu chính đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian thực hiện dự án. Vậy Nhà thầu phụ trong xây dựng là gì? Quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng hiện hành thế nào (về năng lực, tỷ lệ nhà thầu phụ và việc thanh toán cho nhà thầu phụ)? Việc sử dụng nhà thầu phụ và chuyện nhượng thầu khác nhau thế nào? Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc thông tin dưới nội dung trình bày sau.
QUY ĐỊNH VỀ NHÀ THẦU PHỤ TRONG XÂY DỰNG?
1. Nhà thầu phụ trong xây dựng là gì?
Theo khoản 11, khoản 12 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng đã đưa ra giải thích về nhà thầu chính, nhà thầu phụ như sau:
“11. Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng.
- Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồngxây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.”
Vì vậy, trên cơ sở quy định hiện hành về nhà thầu chính và nhà thầu phụ trong xây dựng trên có thể hiểu khái quát: Nhà thầu phụ trong xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu trên cơ sở hợp đồng xây dựng mà nhà thầu chính hoặc tổng thầu đã ký kết với chủ đầu tư xây dựng.
2. Quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng hiện hành thế nào?
Thứ nhất, về năng lực nhà thầu phụ trong xây dựng, sẽ có sự khác nhau giữa nhà thầu phụ và nhà thầu phụ đặc biệt trong xây dựng vì tính chất của hạng mục công việc mà nhà thầu phụ và nhà thầu phụ đặc biệt trong xây dựng là khác nhau ( Vì nhà thầu phụ đặc biệt thực hiện công việc cần thiết trong gói thầu nên cần yêu cầu về năng lực hơn so với nhà thầu phụ). Căn cứ:
– Vời nhà thầu phụ, theo hướng dẫn tại Khoản 31.1, Mục 31, Chương I mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp như sau:
+ Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 19(a) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính (trừ trường hợp hồ sơ mời thầu quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).
+ Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo hướng dẫn tại Mục 3 chỉ dẫn nhà thầu.
– Với nhà thầu phụ đặc biệt, theo hướng dẫn tại Khoản 31.4, Mục 31, Chương I mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT quy định như sau:
+ Chủ đầu tư có thể cho phép nhà thầu chính sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt theo hướng dẫn tại bảng dữ liệu đấu thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu chính phải kê khai danh sách nhà thầu phụ đặc biệt theo Mẫu số 19(b) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu và kê khai về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt. Bên mời thầu sẽ đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Khoản 2.3 Mục 2 – Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu phụ đặc biệt không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và nhà thầu chính có năng lực, kinh nghiệm không đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc đã dành cho nhà thầu phụ đặc biệt thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Thứ hai, về tỷ lệ nhà thầu phụ trong đấu thầu, theo hướng dẫn tại Khoản 31.2, khoản 31.3, Mục 31, Chương I mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT quy định như sau:
+ Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo hướng dẫn tại bản dữ liệu đâu thầu.
+ Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo hướng dẫn tại Mục 31.2 chỉ dẫn nhà thầu chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.
Thứ ba, về thanh toán cho nhà thầu phụ trong xây dựng, Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. ( theo Khoản 3 Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng)
3. Phân biệt sử dụng nhà thầu phụ và chuyển nhượng thầu trong xây dựng?
Thực tế việc sử dụng nhà thầu phụ thường bị nhầm lẫn với chuyển nhượng thầu. Tuy nhiên về tính chất hành vi sử dụng nhà thầu phụ là hợp pháp còn chuyển nhượng thầu là hành vi bị cấm trong đấu thầu. Chính bởi vậy hai hành vi này là khác nhau. Căn cứ theo bảng so sánh sau:
Giải đáp có liên quan
Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng gồm những gì?
Theo quy định hồ sơ an toàn xây dựng bao gồm các loại giấy tờ sau:
Quyết định thành lập ban an toan lao động của cty;
Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên của từng dự án;
Phiếu giao việc cho cán bộ an toàn;
Nội quy công trường (Nội quy an toàn công trường xây dựng);
Nội quy an toàn lao động;
Danh sách công nhân
Bản cam kết đã học an toàn xây dựng
Bản cam kết an toàn thi công xây dựng (Tải mẫu bản cam kết an toàn xây dựng)
Biên bản huấn luyện ATLĐ;
Nội dung học an toàn;
Nhật ký an toàn;
Sổ giao việc;
Sổ kiến nghị;
Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân;
Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn;
Sổ theo dõi tai nạn lao động;
Sổ theo dõi công tác khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp;
Sổ theo dõi máy móc thiết bị.
Quy định chi phí an toàn trong xây dựng thế nào?
Theo quy định các chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:
Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;
Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;
Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;
Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của đơn vị chuyên môn về xây dựng.
Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu thế nào?
Đề xuất, áp dụng biện pháp an toàn thi công lao động cho con người, máy móc, tài sản, toàn bộ công trình.
Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động xây dựng.
Lập kế hoạch thi công riêng với những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động xây dựng cao.
Tạm dừng và áp dụng biện pháp khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố, nguy cơ gây tai nạn lao động.
Báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động xây dựng theo hướng dẫn.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng? theo hướng dẫn mới nhất hiện hành để bạn đọc cân nhắc. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.