Quy định về nội quy phiên toà trực tuyến [Mới nhất 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về nội quy phiên toà trực tuyến [Mới nhất 2023]

Quy định về nội quy phiên toà trực tuyến [Mới nhất 2023]

Ngày 15/12/2021, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến, Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023 quy định chi tiết và hướng dẫn việc xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến; yêu cầu đối với phiên tòa trực tuyến; trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ viết về Quy định về nội quy phiên toà trực tuyến [Mới nhất 2023]. Mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông !.

I.Phiên tòa trực tuyến 

Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi trọn vẹn hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời gian.
         Phiên tòa trực tuyến chỉ được kết nối tối đa không quá 03 điểm cầu thành phần và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Đối với phiên tòa dân sự, hành chính phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh; ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm; bảo đảm hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị trọn vẹn trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn. Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc bố trí vị trí cho bị cáo, người uỷ quyền, người bào chữa phải phù hợp với quy định về phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. 

II.Các trường hợp tổ chức phiên tòa trực tuyến

Theo Nghị quyết 33/2021/QH15, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm các vụ án sau đây:
– Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản;
– Có tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.
Tuy nhiên, không tổ chức phiên tòa trực tuyến với các trường hợp sau:
– Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
– Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
– Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.

III.Yêu cầu đối với các điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến

*Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm được tổ chức theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC và bảo đảm một số yêu cầu cụ thể như sau:
– Phòng xử án được trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường khác của Tòa án.
– Phòng xử án trang bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau:
+ Hệ thống chiếu sáng;
+ Hệ thống đường truyền và thiết bị mạng, hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm thanh);
+ Thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cấu thành phần phiên tòa trực tuyến, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến, thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa, thiết bị lưu trữ dữ liệu;
+ Máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa;
+ Thiết bị lưu điện.
* Phiên tòa trực tuyến chỉ được kết nối tối đa không quá 03 điểm cầu thành phần và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– Đối với phiên tòa dân sự, hành chính phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh, ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm, bảo đảm hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị trọn vẹn trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn,
– Đối với phiên tòa hình sự mà có đương sự không tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ hoặc điểm cầu trung tâm thì điểm cầu thành phần mà đương sự đó tham gia phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2021;
– Đối với phiên tòa hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ thì phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2021; bố trí quốc huy và bục khai báo cho bị cáo bảo đảm phù hợp với quy định Thông tư 01/2017/TT-TANDTC.
Trường hợp có người tham gia tố tụng khác thì phải bố trí vị trí phù hợp, nhưng phải bảo đảm trang nghiêm, an toàn.
Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc bố trí vị trí cho bị cáo, người uỷ quyền, người bào chữa phải phù hợp với quy định về phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com