Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần, trong đó có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông do cổ đông phổ thông nắm giữ. Mỗi cổ đông sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Vậy quyền của cổ đông trong công ty cổ phần bao gồm những quyền gì và được quy định thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật LVN Group chia sẻ một số thông tin về quyền của cổ đông trong công ty cổ phần, mời các bạn cùng theo dõi
Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
1. Cổ đông phổ thông là gì?
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có định nghĩa rõ ràng về cổ đông phổ thông, nhưng có thể hiểu cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông, trong đó vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
2. Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
2.1. Các quyền chung
- Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người uỷ quyền theo ủy quyền hoặc cách thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty
- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
2.2. Quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên
Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định
Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời gian đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
3. Quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên
Cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
- Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao
- Trường hợp khác theo hướng dẫn tại Điều lệ công ty.
Trên đây, Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã gửi tới một số thông tin về Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật LVN Group sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có câu hỏi gì về Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật LVN Group luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: info@lvngroup.vn
Hotline: 1900.0191
Zalo: 1900.0191