Quyền đồng sở hữu nhà ở của vợ chồng có 1 người là người nước ngoài

1. Anh D câu hỏi:

Thân chào luật sư L.

Em có một câu hỏi muốn hỏi luật sư, em là công dân Việt Nam và chồng là công dân nước ngoài nếu chúng em mua căn hộ ở Việt Nam thì có được đứng tên đồng sở hữu trong sổ hồng không ạ?

Cám ơn luật sư nhiều ạ,

Thân,

2. Luật sư P trả lời:

Chào bạn ! Nếu vợ chồng bạn đáp ứng các quy định về việc được phép sở hữu nhà tại VN ( cư trú dài hạn, đang công tác, đang tham gia đầu tư v.v… ) thì cả 2 sẽ đứng tên trong giấy chủ quyền nhà. Thân ái !!!

3. Anh D câu hỏi:

dạ xin cho em hỏi thêm, tình hình là gia đình em sẽ trở về VN sống nên có ý định mua nhà, nhưng hiện tại vợ chồng em đang sống và công tác tại nước ngoài thì sao ạ? có được phép mua và đứng tên DSH căn nhà không ạ? em vẫn còn tên trong hộ khẩu nhà ba mẹ em.

4. Luật sư P trả lời:

Chào bạn ! Nếu muốn hồi hương về VN, bạn cần thực hiện một số thủ tục và mất một khoảng thời gian trước khi được chấp thuận. Chính các văn bản đó sẽ là căn cứ để bạn có thể đứng tên chủ quyền nhà, ngoài ra vẫn còn phương án là bạn tự đứng một mình hoặc nhờ người thân đứng hộ… Tuy nhiên bạn nên chuẩn bị các thủ tục hồi hương trước khi chọn mua nhà để việc sở hữu nhà đúng pháp luật và tránh rắc rối sau này. Thân ái !!!

5. Luật sư C trả lời:

Chào bạn!

LUẬT SỐ 34/2009/QH12 NGÀY 18 THÁNG 6 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 126 CỦA LUẬT NHÀ Ở VÀ ĐIỀU 121 CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Quy định như sau:

Điều 1. Điều 126 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được đơn vị có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà đơn vị, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang công tác tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được đơn vị có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Điều 2. Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng dẫn của pháp luật Việt Nam;

đ) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/9/2009

Vì vậy, nếu chồng bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 1 và Điều 2 nêu trên thì đủ điều kiện để được sở hữu nhà và đứng tên quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Nếu chưa thuộc các trường hợp trên thì phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đủ một trong các điều kiện nêu trên mới được đứng tên. Hơn nữa, nếu chỉ một mình vợ đứng tên thì vẫn là tài sản chung vợ chồng trừ khi người vợ chứng minh được là tài sản đó có được do người vợ được tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc được hình thành từ nguồn gốc của tài sản riêng. Do vậy, không nhất thiết là cả hai vợ chồng đều đứng tên nếu người chồng đó hiểu quy định này của pháp luật Việt Nam.

Chúc bạn may mắn!

6. Luật sư C trả lời:

Bạn vẫn còn hộ khẩu ở VN chứng tỏ bạn vẫn mang Quốc tịch Việt Nam nên bạn có thể đứng tên chủ sở hữu nhà theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 1, Điều 126 Luật Nhà ở nêu trên.
Thân ái!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com