Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều thị trường chứng khoán, kéo theo đó là sự gia tăng của các nhà đầu tư chứng khoán. Trong đó, cổ phiếu là một loại chứng khoán được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và mong muốn sở hữu. Vậy quyền mua cổ phiếu là gì và thực hiện thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu vấn đề này trong nội dung trình bày dưới đây.
1. Cổ phiếu là gì?
Theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Chỉ công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu là một loại chứng khoán và được coi là tài sản, là đối tượng giao dịch trên sàn chứng khoán.
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có hai loại cổ phiếu như sau:
– Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
– Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp. Có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến:
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: người mua cổ phiếu ưu đãi cổ tức được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước, người nắm cổ phiếu ưu đãi hoàn loại cũng không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.
2. Quyền mua cổ phiếu là gì?
Quyền mua cổ phiếu là quyền dành cho các cổ đông mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp hơn giá hiện hành trên thị trường của cổ phiếu đó. Khi một Công ty hay một tổ chức đang muốn phát hành bổ sung cổ phiếu, họ sẽ muốn dành đặc quyền ngắn hạn cho các cổ đông của công ty trong một thời hạn nhất định (Thời hạn thông thường từ 30 – 45 ngày) để cổ đông quyết định mua cổ phiếu được không.
Trong giai đoạn quyền mua cổ phiếu chưa được thực hiện, quyền mua cổ phiếu có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Vì vậy những người không nắm giữ quyền mua thì không thể mua được cổ phiếu đó hoặc phải mua với giá hiện hành trên thị trường.
Số quyền mua một cổ phiếu mới dựa trên số lượng cổ phiếu mới đang chào bán và số lượng cổ phiếu hiện hành. Ví dụ công ty muốn phát hành bổ sung một triệu cổ phiếu mới. Trong khi số cổ phiếu đang hiện hành là ba triệu. Khi đó có ba triệu quyền mua được phát hành để các cổ đông mua 1 triệu cổ phiếu mới. Điều này đồng nghĩa cứ 3 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới.
3. Quyền mua cổ phiếu được thực hiện thế nào?
Khi công ty phát hành và phân phối quyền mua cổ phiếu bổ sung, các cổ đông của công ty có thể nhận quyền mua theo 3 cách:
Cách 1: Thực hiện quyền mua. Cổ đông thực hiện quyền mua bằng cách đăng ký mua cổ phiếu mới. Họ phải điền vào mẫu, gửi kèm tiền mua cổ phiếu cùng giấy chứng nhận quyền mua đến đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới.
Cách 2: Không thực hiện quyền mua. Cổ đông có thể không thực hiện quyền mua cổ phiếu cho đến khi nó hết hiệu lực. Tuy nhiên, họ sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty và mất đi nhiều quyền lợi.
Cách 3: Bán quyền mua. Bởi vì quyền mua cổ phiếu cũng được xem như chứng khoán giáo dịch cho nên các cổ đông có thể bán chúng trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận.
Quyền mua cổ phiếu có thể được thực hiện như sau:
– Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát hành bổ sung cổ phiếu mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung quyết định của Ban giám đốc, hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung… Sau khi được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành cổ phiếu bổ sung và thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông.
– Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp trên nhưng có phần đơn giản hơn nhiều. Căn cứ là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho Ủy ban chứng khoán nhà nước, không cần chốt sổ cổ đông. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, cổ phiếu bổ sung thường được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu đó.
Đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ sở hữu mới của quyền mua.
Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng giá trị số cổ phiếu phát hành bổ sung. Mặt khác, nếu lượng cổ phiếu không bán hết thì bên bảo lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số cổ phiếu đó nhưng với một mức giá thỏa thuận trước, thường là khoảng 97% của giá cổ phiếu chào bán.
Trên đây là các nội dung liên quan đến Quyền mua cổ phiếu là gì và thực hiện thế nào? Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.