1/ Chứng khoán là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại chứng khoán sau đây:
– Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
– Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
– Chứng khoán phái sinh;
– Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2/ Quyền sở hữu chứng khoán là gì? (Cập nhật năm 2023)
3/ Quyền và lợi ích của chủ sở hữu chứng khoán
– Người sở hữu chứng khoán còn có quyền quyền nhận lợi nhuận từ việc sở hữu chứng khoán; đây là quyền của nhà đầu tư sở hữu chứng khoán xuất phát từ đặc thù của chứng khoán có tính sinh lợi, và lợi nhuận nầy được thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau. Nếu nhà sở hữu chứng khoán có ý định nắm giữ chứng khoán trong thời gian dài thì mức lợi nhuận được hưởng sẽ là lãi suất (nếu sở hữu trái phiếu), hoặc cổ tức (nếu sở hữu cổ phiếu) do tổ chức phát hành chi trả. Trong trường hợp này, người sở hữu có các quyền và lợi ích của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản là chứng khoán. Ngược lại, nếu nhà sở hữu quyết định nắm giữ các chứng khoán để chờ giá lên sẽ bán thì lợi nhuận thu được từ việc sở hữu chứng khoán chủ yếu là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán; quyền sở hữu chứng khoán lúc này được thể hiện chủ yếu ở quyền quyết định mua, bán chứng khoán để kiếm lời.
– Quyền tham dự và phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông, được quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đai diện được ủy quyền (trừ trường hợp đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đải cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại); quyền được gửi tới thông tin; quyền tự do chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế chứng khoán; quyền được cầm cố chứng khoán. Đây là quyền cơ bản đối với nhà sở hữu cổ phiếu với tư cách đồng thời là chủ sở hữu công ty cổ phần.
– Quyền được gửi tới thông tin: Đây là quyền đặc trưng của nhà sở hữu chứng khoán so với sở hữu các loại tài sản khác. Khi sở hữu chứng khoán, người sở hữu chứng khoán được quyền hưởng lợi do chứng khoán đem lại. Thị trường chứng khoán là thị trường của những thông tin, dựa vào đó nhà đầu tư có thể thực hiện mọi giao dịch đối với chứng khoán
– Quyền tự do chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế chứng khoán: Đây là quyền cơ bản của nhà sở hữu chứng khoán, gắn với đặc tính thanh khoản của chứng khoán. Người sở hữu chứng khoán có quyền tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán nhưng phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục gia nhập thị trường. Về nguyên tắc, người sở hữu chứng khoán được quyền tự do chuyển nhượng chứng khoán, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo hướng dẫn của pháp luật hoặc điều lệ công ty.
– Quyền được cầm cố chứng khoán để vay vốn, và dùng tài sản bảo đảm là các chứng khoán để cầm cố, bảo đảm trả nợ cho các khoản tín dụng đó. Chủ sở hữu chứng khoán có quyền thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán có kỳ hạn trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán khi họ có nhu cầu về vốn mà không muốn bán đứt chứng khoán của mình. Hết thời hạn đó nhà đầu tư có thể mua lại số lượng chứng khoán đã bán này từ công ty chứng khoán với mức giá xác định trước tại thời gian bán chứng khoán.
– Quyền góp vốn bằng chứng khoán để thành lập công ty: Khi thực hiện quyền này phải tuận thủ các điều kiện về góp vốn, xác định giá trị phần vốn góp theo hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp.
– Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
– Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác…
– Quyền sở hữu chứng khoán là quyền cần thiết cho các nhà đầu tư, là yêu cầu của cuộc sống, thiếu các quyền nầy sự phát triển nền kinh tế có thể bị đình trệ, vì thế nhà nước cần có chính sách bảo vệ quyền sở hữu chính đáng của các nhà đầu tư.