Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông nhỏ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông nhỏ

Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông nhỏ

Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh điển hình nhất về loại công ty đối vốn, trong đó các cổ đông góp vốn bằng cách mua cổ phần để trở thành đồng chủ sở hữu của công ty. Tuy nhiên, đặc trưng của công ty cổ phần là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và chức năng quản lý điều hành, bởi lẽ có những lúc người quản lý không hành động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho toàn bộ các cổ đông. Khi này, các xung đột về lợi ích giữa cổ đông với người quản lý xuất hiện và phần lớn các trường hợp, người bị thiệt hơn cả là các cổ đông, trong đó nhóm cổ đông thiểu số là một thành phần cũng chịu nhiều thiệt thòi và cần được chú trọng, quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ khi tham gia vào mô hình kinh doanh của công ty cổ phần. Bài viết dưới đây bạn đọc sẽ được tiếp cận với nội dung về Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi

 

 

 

Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông nhỏ

1. Tiếp cận thông tin là gì?

Tiếp cận thông tin được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau:

Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

Quyền tiếp cận thông tin của công dân là một quyền hợp pháp được quy định cụ thể tại Hiến pháp 2013. Luật tiếp cận thông tin, cũng quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ tiếp cận thông tin của công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân và các hành vi bị nghiêm cấm… cụ thể như sau:

2. Vai trò của việc tiếp cận thông tin

Một là, tự do thông tin là nền tảng cho dân chủ. Nó là yếu tố cần thiết trong việc thu hút sự tham gia của công chúng vào các công việc xã hội. Quyền TCTT giúp công chúng hiểu rõ cơ sở của các quyết định chính sách, từ đó tăng cường khả năng ủng hộ, giảm thiểu những hiểu lầm và sự phản đối của công chúng với các chính sách và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Hai là, tự do thông tin góp phần bảo vệ các quyền con người khác. Thực tế ở các quốc gia đã ban hành luật TCTT cho thấy, tự do thông tin giúp tăng cường khả năng thực thi các quyền con người khác về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Ba là, tự do thông tin thúc đẩy pháp quyền và quản trị, làm cho các đơn vị chính phủ hoạt động tốt hơn. Thực tế trên thế giới cho thấy, tự do thông tin cũng góp phần cải thiện cách thức và hiệu quả công tác của các đơn vị chính phủ.

Bốn là, hàn gắn mâu thuẫn, chia rẽ xã hội và những vết thương trong quá khứ.

Năm là, tự do thông tin hỗ trợ các hoạt động kinh doanh (thương mại). Khía cạnh này thường bị coi nhẹ, song thực ra rất cần thiết bởi lẽ ở tất cả các quốc gia, hoạt động kinh doanh quyết định sự phát triển của xã hội và thông tin kinh tế hay liên quan đến kinh tế thuộc vào nhóm thông tin được tìm kiếm nhiều hơn cả.

3. Những vấn đề cơ bản về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông 

Trong công ty cổ phần; các cá nhân, pháp nhân có quyền được góp vốn để thành lập công ty cổ phần hoặc cùng góp vốn để làm tăng vốn điều lệ thông qua việc mua cổ phiếu do công ty phát hành. Những tổ chức, cá nhân có hành vi như vậy được gọi là cổ đông.
Trong đó các cổ đông sẽ có tỉ lệ góp vốn khác nhau do họ nắm giữ cổ phiếu khác nhau. Sẽ có những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu và cũng sẽ có những cổ đông nắm giữ ít, do đó nó đã tạo ra sự khác biệt giữa các cổ đông. Trong luật Doanh nghiệp vẫn không có khái niệm thế nào là cổ đông lớn và cổ đông nhỏ mà chỉ đưa ra khái niệm chung cho cổ đông. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể biết được cổ đông nhỏ là gì thông qua cách hiểu gián tiếp được ghi nhận trong Luật Chứng khoán 2019. Theo đó, đối với cổ đông lớn luật quy định là “những cổ đông nắm giữ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành” (Khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)Do đó, có thể hiểu rằng cổ đông nhỏ sẽ là những cổ đông có tỉ lệ nắm giữ số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 1 tổ chức phát hành không quá 5%. Trong đó, các cổ đông nắm giữ những cổ phần sau thì có quyền biểu quyết: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết
Chính vì có sự phân biệt giữa các cổ đông với nhau đã tạo ra những tương quan nhất định cho hai bên. Với những cổ đông lớn, họ sẽ có quyền lớn hơn so với những cổ đông nhỏ, dẫn đến việc có sự đối xử không bình đẳng bởi bản chất của công ty cổ phần là công ty đối vốn, càng góp nhiều thì quyền lợi càng nhiều.

4.Các phương án bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông nhỏ

Chính vì vậy, việc đặt ra các quy định, cơ chế bảo vệ cho cổ đông nhỏ là hoàn toàn cần thiết. Cổ đông có 4 quyền cơ bản bao gồm: quyền được tiếp cận thông tin doanh nghiệp, quyền sở hữu và chuyển nhượng cổ phần, quyền tham dự và bỏ phiếu trong các kì họp Đại hội đồng Cổ đông, quyền được chia sẻ lợi nhuận.

  • Theo đó, việc đầu tiên là các doanh nghiệp bắt buộc phải có một buổi hướng dẫn, đào tạo cho các cổ đông mới về vấn đề quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông để giúp họ nắm vững các quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
  • Thứ hai, điều lệ của công ty phải có các quy định về khiếu nại cho các cổ đông; điều lệ công ty được lập dựa trên các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.
  • Thứ ba, các cổ đông nhỏ là cá nhân cũng có thể cùng nhau liên kết, tạo thành hội đoàn (association) để quyền lợi của họ luôn được bảo đảm ngang bằng với các cổ đông lớn.

Đó là một số cách thức để bảo vệ cổ đông nhỏ trong công ty cổ phần. Vì vậy, bảo vệ NĐT là các cổ đông thiểu số sẽ góp phần đảm bảo thị trường chứng khoán, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, minh bạch, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trên đây là những nội dung về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Nếu bạn đọc còn vướng mắc liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com