Quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 1959 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 1959

Quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 1959

Bài viết dưới đây đề cập đến quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 1959. Hãy cùng LVN Group theo dõi nội dung trình bày dưới đây !.

Quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 1959

Công dân

Khái niệm công dân trước hết biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với một số người nhất định.

Khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân, bởi cá nhân bao gồm những người là công dân và cả những người không phải là công dân. Chúng ta đều biết trong một quốc gia không những chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công dân nước ngoài và những người không phải là công dân vì không có quốc tịch. Vậy công dân là gì?

Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước. Theo khoản 1 Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mói liên hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam.

 

Quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp năm 1959

Hiến pháp năm 1959 bao gồm 112 điều, trong đó, các nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Chương III với tên gọi “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 21 điều. Nghiên cứu nội dung này của Hiến pháp năm 1959, có thể thấy rằng:

Thứ nhất, tên gọi và thứ tự của chương quyền công dân trong Hiến pháp năm 1959 có sự thay đổi. Khác với Hiến pháp năm 1946, nội dung về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1959 xếp vị trí thứ 3, sau hai chương về “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” và “Chế độ kinh tế và xã hội”. Mặt khác, trong tên gọi của chương, cụm từ “quyền lợi” đứng trước “nghĩa vụ” và có thêm từ “cơ bản”. Việc thay đổi này thể hiện sự đề cao việc thụ hưởng các quyền của nhân dân Việt Nam cũng như nhấn mạnh những quy định trong chương này chỉ nhằm tạo cơ sở chứ không giới hạn phạm vi hưởng quyền của nhân dân. Hay nói cách khác, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1959 chỉ là mang tính nền tảng và người dân hoàn toàn có thể được hưởng thêm các quyền khác dù không được ghi nhận trong Hiến pháp này.

Thứ hai, Hiến pháp năm 1959 đã mở rộng phạm vi hưởng quyền của nhân dân thêm nhiều lĩnh vực. Căn cứ, Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung thêm một số quyền công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở kế thừa những quy định đã có từ Hiến pháp năm 1946. Các quyền mới gồm: Quyền được pháp luật bảo hộ hôn nhân và gia đình (Điều 24); quyền được bảo hộ bà mẹ và trẻ em (Điều 24); quyền biểu tình (Điều 25); quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 29); quyền công tác (Điều 30); quyền nghỉ ngơi (Điều 31); quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật (Điều 32); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật (Điều 34). Tuy nhiên, dù phạm vi quyền của công dân được mở rộng hơn so với Hiến pháp năm 1946, đa số các quyền dân sự của người dân không được quy định trực tiếp trong Chương III Hiến pháp năm 1959 mà nằm rải rác trong Chương II “Chế độ kinh tế và xã hội”. Mặt khác, quyền sở hữu tài sản – một quyền rất cần thiết của công dân lại được quy định gián tiếp trong chương về chế độ kinh tế và xã hội với những hạn chế nhất định

Bên cạnh quy định quyền, Hiến pháp năm 1959 cũng quy định cụ thể những nghĩa vụ cơ bản của công dân như nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng; nghĩa vụ đóng thuế; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc… Các quy định này của Hiến pháp năm 1959 đã phần nào thể hiện sự đề cao các giá trị chung của cộng đồng bên cạnh các quyền cá nhân.

Thứ ba, tuy mở rộng cả về phạm vi hưởng quyền và nội dung các quyền công dân nhưng Hiến pháp năm 1959 lại bỏ quy định liên quan đến thủ tục phúc quyết trong Hiến pháp năm 1946. Vì vậy, theo Hiến pháp năm 1959, nhân dân không còn được tham gia vào quá trình sửa đổi Hiến pháp hay quyết định các vấn đề cần thiết của đất nước bằng thủ tục phúc quyết, do vậy, đã hạn chế phần nào khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân. Một vấn đề khác đó là, tương tự như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 cũng không có sự phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân” khi chỉ đề cập đến đối tượng là công dân Việt Nam trong Chương III Hiến pháp năm 1959.

 

Trên đây LVN Group đã đề cập đến quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 1959. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề câu hỏi xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật LVN Group để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com