Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về việc thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán nhà nước phải lập báo cáo kiểm toán để trình bày về những vấn đề đã kiểm toán. Vậy báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là gì và trình tự lập báo cáo kiểm toán là thế nào?
Báo cáo công tác Kiểm toán Nhà nước

1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

1.1 Khái niệm:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015: “ Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.”

1.2. Nguyên tắc lập Báo cáo kiểm toán:

– Lập theo hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, tuân thủ hệ thống chuẩn mực, quy trình Kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.
– Báo cáo kiểm toán được lập trên cơ sở bằng chứng kiểm toán, biên bản kiểm toán của các tổ kiểm toán và các tài liệu có liên quan.

1.3. Các bước lập, thẩm định, xét duyệt, phát hành Báo cáo kiểm toán:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN, trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán bao gồm:
“ a) Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán.
  b) Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán.
  c) Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán.
 d) Hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, gửi lấy ý kiến đơn vị được kiểm toán và các đơn vị tham mưu theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 Quy định này.
  đ) Tổ chức thông báo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.
  e) Phát hành Báo cáo kiểm toán.”

1.4. Thời hạn lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán:

– Việc thực hiện các bước lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán được thực hiện trong thời gian tối đa 45 ngày (kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán)
– Đối với các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương, cuộc kiểm toán việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công tại các bộ, đơn vị trung ương có thời gian kiểm toán 60 ngày và cuộc kiểm toán có quy mô lớn, tính chất phức tạp (do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định khi xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán căn cứ đề xuất của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán) được thực hiện trong thời gian tối đa 60 ngày (kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán).

2. Mẫu Báo cáo kiểm toán Nhà nước

Mẫu báo cáo kiểm toán là mẫu bản báo cáo của đơn vị kiểm toán báo cáo về việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính nhà nước của các bộ, ngành. Mẫu báo cáo nêu rõ nội dung kiểm toán, kết quả kiểm toán, kiến nghị của các bộ ngành khi có sự kiểm tra kiểm toán… Mẫu báo cáo kiểm toán được ban hành kèm theo Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán. Mời các bạn cùng cân nhắc chi tiết mẫu báo cáo kiểm toán tại đây.
Mẫu số 01/BCKT-NSBN

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, TÀI CHÍNH, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC3

(hoặc ghi tên cuộc kiểm toán theo quyết định kiểm toán)… NĂM…

CỦA BỘ (NGÀNH)…

Thực hiện Quyết định số …. /QĐ-KTNN ngày … tháng … năm … của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán (Ghi tên cuộc kiểm toán theo quyết định kiểm toán)….. năm … của Bộ (ngành)…, Đoàn Kiểm toán nhà nước thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (khu vực)…. đã tiến hành kiểm toán …………. từ ngày …../…../….. đến ngày …../…../….
1. Nội dung kiểm toán (ghi theo quyết định kiểm toán của Tổng KTNN)
2. Phạm vi và giới hạn kiểm toán
2.1 Phạm vi kiểm toán (Danh sách các đơn vị được kiểm toán tại Phụ lục số 01/BCKT-NSBN).
– Năm ngân sách được kiểm toán: ………
2.2. Giới hạn kiểm toán:
Nêu các giới hạn mà Đoàn KTNN không thực hiện kiểm toán bởi những lý do khách quan.
3. Căn cứ kiểm toán
– Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Báo cáo kiểm toán được lập trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, biên bản kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán, Báo cáo quyết toán ngân sách năm … của …. được lập ngày…tháng…năm…. và các tài liệu có liên quan.
PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước để lập. Định hướng chung là: kết quả kiểm toán cần được trình bày ngắn gọn, súc tích; tập trung vào những kết quả kiểm toán thực sự nổi bật theo các nội dung kiểm toán và mục tiêu kiểm toán. Số liệu tài chính thể hiện chủ yếu ở các phụ lục. Tên các mục và chỉ tiêu trong các bảng, biểu, phụ lục có thể thay đổi phù hợp với đối tượng kiểm toán và chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Ngoài các phụ lục quy định tại mẫu biểu, Đoàn kiểm toán có thể bổ sung một số phụ lục khác. Cuối mỗi mục kết luận khái quát, ngắn gọn đối với nội dung được kiểm toán làm cơ sở cho kiến nghị
A. DỰ TOÁN, THỰC HIỆN DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NSNN
I. CÔNG TÁC LẬP VÀ GIAO DỰ TOÁN
1. Dự toán thu NSNN
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân) trong công tác lập và giao dự toán thu NSNN (thu từ phí, lệ phí; thu được để lại…). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
2. Dự toán chi NSNN
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân) trong công tác lập và giao dự toán chi NSNN (chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi chương trình mục tiêu quốc gia…). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục)
II. THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
1. Thu ngân sách
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật trong thực hiện dự toán thu NSNN (đạt và vượt dự toán; không đạt dự toán và nguyên nhân). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
2. Chi ngân sách
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật trong thực hiện dự toán chi NSNN (đạt; không đạt dự toán và nguyên nhân). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
3. Xử lý số dư kinh phí NSNN chưa quyết toán chuyển năm sau
III. TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG
Đơn vị tính: …..
* Chi tiết các chỉ tiêu và nguyên nhân chênh lệch tại Phụ lục số 03/BCKT-NSBN và Phụ lục số 03a/BCKT-NSBN.
IV. THU CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
V. VỀ TÍNH ĐÚNG ĐẮN, TRUNG THỰC CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
* Kết luận mục A (kết luận khái quát, ngắn gọn đối với nội dung được kiểm toán làm cơ sở cho kiến nghị).
Trên đây là quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, để nghiên cứu thêm về Kiểm toán nhà nước,  hãy liên hệ với LVN Group để được tư vấn trực tiếp.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com