Quyết định số 56/QĐ-BXD ngày 15/02/2023 của Bộ Xây dựng - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quyết định số 56/QĐ-BXD ngày 15/02/2023 của Bộ Xây dựng

Quyết định số 56/QĐ-BXD ngày 15/02/2023 của Bộ Xây dựng

Ngày 15/02/2023, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định 56/QĐ-BXD về việc thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và triển khai Nghị quyết số 43/2023/QH15. Bài viết này chúng tôi đã tổng hợp một số quy định cần thiết trong Quyết định 56 và Nghị quyết 43 nhằm giúp các bạn dễ dàng tiếp cận thông tin.

1/ Thành lập tổ công tác Quyết định 56/QĐ-BXD

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 56/QĐ-BXD, Thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2023/QH15 ngày 11/01/2023 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

2/ Danh sách tổ công tác theo tại Quyết định 56

Tổ trưởng: Thứ trưởng Bộ Xây dựng – Ông Nguyễn Văn Sinh;
Tổ phó: Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Ông Bùi Xuân Dũng;
Thành viên gồm:
  • Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Ông Hà Quang Hưng;
  • Đại diện Lãnh đạo Vụ Quy hoạch – Kiến trúc;
  • Đại diện Lãnh đạo Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
  • Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Đại diện Bộ Tài chính;
  • Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội;
  • Trưởng phòng Quản lý, phát triển nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Ông Dương Ngọc Hải;
  • Trưởng phòng Quản lý nhà ở và công sở, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Ông Thân Thế Anh;
  • Phó trưởng phòng Quản lý, phát triển nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Ông Nguyễn Đức Vinh.

3/ Nhiệm vụ của tổ công tác

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 56/QĐ-BXD, tổ công tác có các nhiệm vụ sau:
  • Làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chi tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân;
  • Bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp;
  • Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy, tháo gỡ các khó khăn, vướn mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

4/ Vị trí và chức năng của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng là đơn vị của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: 
  • Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; 
  • Hoạt động đầu tư xây dựng; 
  • Phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; 
  • Thị trường bất động sản; 
  • Vật liệu xây dựng; 
  • Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo hướng dẫn của pháp luật.

5/ Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 
  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình cần thiết quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Xây dựng quản lý;
  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công;
  • Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật, thiết kế điển hình, thiết kế mẫu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó;
  • Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; 
  • tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc; 
  • Tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.

6/ Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 43/2023/QH15 một số chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội bao gồm:

6.1 Chính sách tài khoá

  • Chính sách miễn, giảm thuế;
  • Chính sách đầu tư phát triển về y tế; an sinh xã hội, lao động, việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
  • Chính sách tài khoá khác.

6.2 Chính sách tiền tệ

  • Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; 
  • Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên;
  • Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, thị trường tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng;
  • Điều tiết thanh khoản sao cho phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất;
  • Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ và để các tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư trái phiếu Chính phủ;
  • Sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc – xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết;
  • Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tiễn; 
  • Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

6.3 Chính sách khác

  • Sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, trong đó sử dụng 1 nghìn tỷ đồng để trang bị máy tính bảng thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”;
  • Giải quyết các vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; 
  • Đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung mà chúng tôi đã tổng hợp từ Quyết định 56/QĐ-BXD và Nghị Quyết số 43/2023/QH15. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc thành lập tổ công tác theo Quyết định 56 hoặc về chính sách tài khoá, tiền tệ theo Nghị quyết số 43 thì hãy liên hệ ngay với LVN Group. Chúng tôi luôn đồng hành hỗ trợ bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com