Ra quyết định là gì? Những điều cần biết

Trong cuộc sống, trong công việc mỗi người đều sẽ phải đưa ra các quyết định. Đối với các nhà quản lý thì việc ra quyết định đúng đắn là vô cùng cần thiết vì nó ảnh hưởng đến nhiều người, đường hướng công việc. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua nội dung trình bày dưới đây: Ra quyết định là gì? Những điều cần biết.

Ra quyết định là gì? Những điều cần biết

1. Ra quyết định là gì?

Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phương án thực hiện trong số các phương án hiện có. Những ví dụ ra quyết định thường thấy của quản lý doanh nghiệp là quyết định lựa chọn kế hoạch kinh doanh, xây dựng và phát triển dự án, giải pháp xử lý sự cố tối ưu, tuyển dụng nguồn nhân sự,…

Ra quyết định là công đoạn gần như sau cùng trong việc giải quyết vấn đề, nhưng lại khó khăn nhất, đòi hỏi bản lĩnh của người đưa ra quyết định đó. Việc đưa ra quyết định là cần thiết đối với bất cứ nhà quản trị nào, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của tổ chức, tập thể.

Nhà quản trị có năng lực ra quyết định đúng đắn, đúng thời gian sẽ mang đến thành công cho công ty. Ngược lại nếu quyết định sai lầm sẽ gây nên những hậu quả tổn hại kinh tế, ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu.

2. Kỹ năng cần có khi ra quyết định:

Kỹ năng ra quyết định là cần thiết đối với nhà quản lý. Tiến hành trong lựa chọn hướng hoạt động. Sau đây là những căn cứ giúp bạn trong quá trình đưa ra quyết định:

Căn cứ khoa học toàn diện:

Để đưa ra được quyết định đúng đắn, việc trước tiên nhà quản lý cần phải có những căn cứ khoa học về vấn đề. Khi nhìn nhận và đánh giá hiệu quả về tính khả thi. Khi biết mọi thông tin của vấn đề, nắm bắt được tình huống cụ thể, và  đánh giá được rủi ro và cơ hội của quyết định.

Các quyết định và nội dung đó chưa được áp dụng trên thực tiễn. Nhưng bằng năng lực để lựa chọn cũng như chỉ đường cho doanh nghiệp. Nhà quản lý sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình thực tiễn mang lại hiệu quả. Khi đó mới phản ánh với năng lựa họ có và thể hiện trong việc làm thực tiễn.

Đảm bảo tính thống nhất:

Khi đưa ra quyết định, quản lý cần phải căn cứ vào định hướng và mục tiêu chung của tập thể, doanh nghiệp. Với nhu cầu, lợi thế hay các tiềm năng. Tức là đánh giá với các khả thi trong hoạt động doanh nghiệp thực hiện. Tính thống nhất giữa các quyết định đưa ra là cần thiết để mọi hành động, công việc đều đi theo chủ trương chung. Từ đó đảm bảo cho chất lượng phản ánh.

Quyết định đúng thẩm quyền:

Không phải ai cũng có quyền để ra quyết định. Người lãnh đạo trong tư duy và định hướng phát triển doanh nghiệp mới có quyền. Cũng như mang đến trách nhiệm trong dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng kinh doanh. Người quản lý có đủ thẩm quyền mới được đưa ra quyết định và cũng chịu trách nhiệm về quyết định của mình với tổ chức hay pháp luật. Mang đến ràng buộc cũng như lựa chọn tốt nhất vì doanh nghiệp.

Phải ngắn gọn, kịp thời, chính xác:

Quyết định được đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Mang đến các tinh thần cũng như thuyết phục chuyên viên trong định hướng chung. Để việc tiếp nhận và thực hiện được thống nhất. Hướng đến đích chung cho mọi cố gắng và nỗ lực.

Có rất nhiều trường hợp do tình huống cấp bách, mà việc ra quyết định cần kịp thời, đúng thời gian. Nó cũng phản ánh cho năng lực đánh giá, nhìn nhận và nắm bắt của người quản lý. Trong đó, liều lĩnh cũng phải gắn với khả thi có thể. Bên cạnh những nỗ lực cần thiết. Nhà quản lý cần rèn luyện sự quyết đoán để đưa ra được quyết định chính xác trong mọi tình huống bất ngờ, tránh sai lầm. Tìm kiếm hiệu quả các lợi ích cho doanh nghiệp. Cũng như hướng đến chuyên viên và lực lượng lao động nói chung.

Phải có tính pháp lý:

Mỗi quyết định được đưa ra phải đáp ứng việc đúng theo hướng dẫn pháp luật. Với các bảo đảm tuân thủ. Và dựa trên các tinh thần pháp luật để có được hướng đi chắc chắn, được luật bảo vệ. Dựa trên những quy định, quyết định, luật lệ,… đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành tại thời gian đó. Mang đến các chắc chắn cho các bước đi. Cũng như xây dựng và củng cố niềm tin trong hoạt động của chuyên viên. Tuyệt đối không đưa ra những quyết định trái với quy định của pháp luật.

3. Bạn có nên tự ra quyết định được không?

Cuộc đời là của các bạn, chính vì thế mà hãy sống như một “đóa hoa” vươn giữa trời chứ đừng như một “bình hoa”. Hãy tự quyết định cho cuộc đời mình, bạn nên làm gì và cần phải làm gì để nó thực sự là cuộc sống của chính bạn. Hầu như cuộc sống của các bạn trẻ hiện nay đều nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ, ngay từ khi còn nhỏ bạn đã được người lớn quyết định thay cho việc mặc gì, ăn gì hay chơi gì. Những tư tưởng và sự ra quyết định đó ăn sâu vào tiềm thức của các bạn cho đến khi lớn lên cũng vậy. Bạn không biết mình muốn học trường nào, hay sở thích của mình là gì? Tất cả mọi thứ vẫn đang nghe theo sự sắp đặt của người lớn. Nếu sống một cuộc sống như vậy bạn có thấy mình giống một bình hoa được không? Sau khi nghe theo những định hướng từ bố mẹ, nghe theo những quyết định của người khác bạn có bao giờ hối hận rằng mình không tự quyết định sớm hơn được không?

Cuộc đời của bạn chỉ xuất hiện một lần duy nhất, và không lặp lại lần thứ hai, bởi vì thế mà bạn hãy tự quyết định cuộc sống của chính mình. Tự đưa ra những quyết định cần thiết để sau này bản thân bạn không phải hối hận vì mình đã bỏ lỡ điều gì đó. Chính vì thế mà hãy tự làm chủ cuộc sống của mình và hãy tự đưa ra những quyết định cho cuộc sống của mình.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Ra quyết định là gì? Những điều cần biết. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com