Sai hay đúng trong việc Thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Anh Dũng có câu hỏi:

Tôi bắt đầu ký hợp đồng lao động từ ngày 01/12/2013 với trường cao đẳng sư phạm công lập. Bằng cấp: cử nhân ngôn ngữ Anh, lương 2.34. Mã ngach: 01.003.

Sau khi ký hợp đồng mỗi tháng một lần. Hết 3 tháng ký hợp đồng một năm một từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016. Rồi mới tiếp tục ký hợp đồng không xác định thời hạn cho đến nay. Tôi không vi phạm kỷ luật. Các năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Căn cứ điều 1, điều 2 thuộc Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.
Tôi có kiến nghị với phòng TCCB của đơn vị về thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với trường hợp tôi. Vì đến giờ vẫn không được tăng lương theo hướng dẫn trên.
Tuy nhiên, Phòng có trả lời rằng: chỉ xét thực hiện nâng bậc lương thường xuyên kể từ thời gian tôi ký hợp đồng không xác định thời hạn. Trong hợp đồng lao động giữa tôi và nhà trường không ghi thời hạn tăng lương và cũng không căn cứ theo thông tư này mà chỉ căn cứ luật lao động hiện hành.
Vì vậy là tôi mất 2 năm công tác.
Xin công ty tư vấn cho tôi là quý phòng làm đúng hay sai? Nếu sai thì tôi phải làm tờ trình ở đâu để giải quyết? 

Luật sư trả lời:

Chào bạn,

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và chuyên viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Bạn cần liên hệ Công đoàn đơn vị bạn đang công tác hoặc công đoàn quận/huyện để hỗ trợ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com