Sử dụng nhà cửa theo giấy giao viết tay có bảo đảm

1. Chị H câu hỏi:

Luật sư tư vấn giúp em.

Nhà chú em năm 2009 có cho 1 người Bác mượn Sổ Hồng nhà đi cầm ngân hàng xoay vốn làm ăn, nhưng đến năm 2011 người Bác không đủ tiền đi lấy sổ về cho chú em, nên người bác này đã giao căn nhà của ông ấy cho chú em toàn quyền sử dụng (trong đó có bán, cho, biếu, tặng)

vì là nhà giấy tờ tay nên chú em rất lo lắng không biết người con trai của ông kia có về đòi lại không (20 tuổi), và còn thiếu tiền nhiều người bên ngoài khác nữa. Xin hỏi luật sư nếu nhà ông bác kia đã ký giấy mua bán nhà, viết giấy tay ủy quyền cho chú em toàn quyền sử dụng nhà, thì người con ông ta có về đòi được không? Những người mà ông ta nợ đi kiện thì nhà đó giải quyết thế nào? có phải chia cho những người ông kia nợ không?

Xin Luật Sư giúp em trả lời những khúc mắc đó, em xin cám ơn.

2. Luật sư N trả lời:

Nội dung sự việc của bạn, tôi tư vấn như sau. Đối với việc bạn cho chú bạn cho ông bác mượn sổ hồng để thế chấp vay vốn thì theo hướng dẫn của pháp luật dân sự và pháp luật công chứng phải có hợp đồng bảo lãnh và thế chấp tài sản có công chứng, thì giao dích bảo lãnh vay vốn mới có giá trị.

Đối với việc ông bác của chú bạn ủy quyền cho chú bạn có toàn quyền định đoạt, thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng QSH nhà bằng giấy viết tay, thì trước tiên phải xem xét về góc độ pháp lý của căn nhà có đứng tên của ông bác của chú bạn được không? Trường hợp nếu không thuộc QSH của ông bác nhà chú bạn thì ông đó không được ủy quyền cho chú bạn thực hiện các quyền năng trên.

Về cách thức của hợp đồng ủy quyền theo thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà ở theo hướng dẫn của pháp luật nhà ở 2005, Luật công chứng 2006 và bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng ủy quyền phải có công chứng hoặc chứng thực, vì thế nếu hợp đồng ủy quyền chỉ viết tay thì không có giá trị pháp lý. Vì thế bạn cần trao đổi lại với chú bạn để hướng dẫn các bên thực hiện lại toàn bộ giao dịch ủy quyền, thời hạn ủy quyền đối với căn nhà của ông bác chú bạn.

Chào bạn

3. Chị H câu hỏi:

Thưa Luật sư về phần căn nhà của người bác kia là do vợ đứng tên, nhưng hiện tại người vợ đã chết năm 2010 rồi, vậy người chồng có thể đứng tên ký giấy nhường quyền sử dụng đúng không ạ? Người con trai của ông ta có quyền đòi lại nhà không thưa luật sư?

4. Luật sư N trả lời:

Giấy tờ nhà đứng tên vợ thì có thể xẩy ra 2 trường hợp.

Trường hợp thứ nhất có thể tài sản đó là tài sản riêng của vợ thì chồng không có quyền định đoạt, khi vợ chết nếu có di chúc thì chia theo di chúc, không có di chúc thì chia theo pháp luật. Khi đó người chồng và người con đều là đồng thừa kế hưởng phần ngang nhau theo hướng dẫn tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005., người chồng không được tự ý định đoạt đối với khối tài sản chung đó mà phải có sự đồng ý của con trai, nếu không đồng ý thì họ có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản thừa kế theo hướng dẫn của pháp luật.

Trường hợp tài sản đứng tên vợ nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung (có văn bản thỏa thuận) thì người chồng được hưởng 1/2 tài sản giá trị ngôi nhà và được hưởng tiếp 1/2 tài sản thừa kế của vợ nếu chia theo pháp luật cho chồng và con trai. Vì vậy trường hợp nay người chồng chỉ có thể định đoạt đối với giá trị tài sản của ngôi nhà mà mình được hưởng.

Trong cả hai trường hợp trên người chồng (bác của chú bạn) không có toàn quyền quyết định ngôi nhà trên mà cần sự đồng ý của người con trai, và người con trai có quyền khởi kiện ra Tòa án để phân chia di sản thừa kế.

Chào bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com