Trong bất kỳ xã hội nào, con người cũng cần phải trao đổi thông tin để phục vụ đời sống sinh hoạt cá nhân. Việc trao đổi thông tin đó được thực hiện thông qua việc giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người trong đời sống xã hội. Thông qua các hình thức giao tiếp, con người xác lập và duy trì các mối quan hệ của bản thân tốt hơn. Giao tiếp gắn liền trong đời sống xã hội của chúng ta. Vì vậy cần hiểu rõ về Tầm quan trọng của giao tiếp trong đời sống xã hội. Mời các bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của LVN Group nhé.
1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là các thức giúp mọi người truyền đạt thông tin với nhau thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ trong cuộc sống.
Giao tiếp gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, tri giác, tìm hiểu người khác, cảm xúc,.. Với mục đích khác nhau, người ta sẽ tiến hành lực chọn hình thức giao tiếp khác nhau, nhằm thể hiện bản thần và tìm kiếm giá trị mong muốn.
Giao tiếp được nhìn nhận với ba góc độ khác nhau: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.
2. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có hai chức năng quan chính quan trọng nhất đó là chức năng thuần túy xã hội và chức năng tâm lý xã hội. Cụ thể:
– Chức năng thuần túy xã hội (chức năng xã hội) là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của con người chẳng hạn như chức năng thông tin, quản lý xã hội, tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Tức là mang đến tinh thần đoàn kết hoặc các kết nối xã hội hiệu quả. Các tiếng nói chung được tạo ra bên cạnh phản ánh trong tiếp nhận hành vi và thái độ. Giao tiếp còn có chức năng thông tin, giúp trao đổi và tiếp nhận, đánh giá, khai thác thông tin hiệu quả. Muốn quản lý một xã hội phải có thông tin hai chiều. Từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể,… Từ đó mới có được sự nhìn nhận đúng về đối tượng và con người họ.
– Chức năng tâm lý xã hội: Là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Bởi không giao tiếp hoặc bị cô lập trong cộng đồng, bạn bè, gia đình,.. có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không bình thường thậm chí dẫn đến tình trạng bệnh lý. Trong cùng một nhóm, có thể hình thành hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau,… Làm cho các mối quan hệ trở thành các quan hệ thực. Bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm và các quan hệ ràng buộc con người.
3. Tầm quan trọng của giao tiếp trong đời sống xã hội
Với chức năng như trên, có thể thấy rằng giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nhân mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Giao tiếp có một tầm quan trọng nhất định trong đời sống xã hội.
– Giao tiếp chính là điều kiện tồn tại của xã hội: Khi sinh ra, chúng ta ai cũng phải học nói, để phục vụ cho giao tiếp truyền đạt thông tin đến người khác, biểu thị cảm xúc, trạng thái tâm lý của bản thân. Xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc và liên kết chặt chẽ với nhau. Còn người kết nói với nhau thông qua quá trình giao tiếp. Do đó mà giao tiếp là điều kiện cơ bản của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.
– Giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
– Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức. Con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp.
4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Kỹ năng giao tiếp được ví như một nghệ thuật. Bởi giao tiếp không chỉ đơn thuần là nghe và nói mà còn gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác như:
– Kỹ năng lắng nghe
– Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
– Kỹ năng sử dụng âm điệu, ngôn từ
– Kỹ năng diễn đạt, truyền tải thông tin,…
Do vậy, chúng ta cần phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả để nâng cao giá trị bản thân và tạo lập được các mối quan hệ tốt đẹp. Một số cách để nâng cao kỹ năng giao tiếp như:
– Học cách lắng nghe (rèn luyện kỹ năng lắng nghe). Muốn giao tiếp tốt phải lắng nghe tốt. Lắng nghe đối phương thể hiện sự tôn trọng danh cho họ. Lắng nghe để hiểu về đối phương hơn và tìm được chủ đề giao tiếp phù hợp.
– Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể với ngôn ngữ nói trong giao tiếp
– Thái độ lạc quan, vui vẻ, cởi mở.
Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có nhiều mối quan hệ, dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.Đặc biệt trong thời đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng giao tiếp lại vô cùng cần thiết và được mọi người hết sức quan tâm. Kỹ năng giao tiếp trở thành một trong những kỹ năng cơ bản đối với nhiều vị trí công việc. Bên cạnh đó kỹ năng giao tiếp đã trở thành đề tài được nhiều chương trình đào tạo huấn luyện và trong các trường học cũng đang rất chú trọng vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên.
Trên đây là những điều cần biết về Các hình thức giao tiếp thông dụng nhất hiện nay là gì? mà LVN Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật LVN Group để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!