Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an 2023

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an 2023

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công an là gì? Những quy định trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công an gồm những gì? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày duoisw đây để biết thêm thông tin chi tiết về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công an bạn !.

1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ pháp lý: Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Theo quy định pháp luật hiện hành thì mỗi hành vi vi phạm lĩnh vực hành chính đều bị xử phạt để ngăn chặn và tăng sự nhận thức, ý thức của con người cao hơn tránh vi phạm vào pháp luật. Theo đó, xử phạt hành chính là hành vi của đơn vị nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng hình phạt hành chính để xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luậtkhông thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự, và do các cá nhân, đơn vị hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Áp dụng xử phạt theo pháp luật thì được quy định gồm các cách thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, có những trường hợp có thể bị áp dung các cách thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các cách thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị trục xuất.

2. Thẩm quyền xử phạt hành chính của cấp công an

Căn cứ theo Nghị định số 71/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của cấp công an đối với các hành vi vi phạm hành chính như sau

 

 

Đối với chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân có quyền hạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính là không quá 2.500.000 đồng.

– Mặt khác còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng, tổn hại đối với tài sản.

Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông,…. được quy định tại khoản 4 Điều 60 của Nghị định số 71/2019/NĐ-CP thì có thẩm quyềnt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệpĐình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất,…..; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định là 20.000.000 đồng. Mặt khác có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã gây ra.

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp. Mặt khác,. còn bị đình chỉ một số loại giấy tờ như đã nêu trên thuộc điểm c khoản 5 Điều 60 Nghị định số 71/2019/NĐ-CP, tịch thu tang vật, phương tiện, trục xuất và có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội,…. được quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định số 71/2019/NĐ-CP, có quyền: phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất; đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp và một số thẩm quyền khác như tịch thu, trục xuất và khắc phục hậu quả đã gây ra.

 

 

Vì vậy, đối với việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của một số cấp công an được quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người có hành vi vi phạm tương đương với các trường hợp được quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020.

3. Một số nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong thực tiễn thì các hành vi vi phạm pháp luật hành chính rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, thuộc nhiều thẩm quyền của nhiều chủ thể khác nhau. Do đó cần phải xác định được chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi đó. Việc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
  • Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
  • Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện
  • Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

+ Nếu cách thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn đương nhiên thuộc người đó.

+ Nếu cách thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp khác có thẩm quyền xem xém và ra quyết định xử phạt.

+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt tại nơi xảy ra vi phạm.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công an. Nếu có những câu hỏi liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công an hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group để được tư vấn và hỗ trợ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công an. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com