Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tư 57/2017/TT-BTNMT đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 08/12/2017 nhằm liệt kê cụ thể những yêu cầu chung khi khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển. Dưới đây là nội dung trình bày của LVN Group về Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.

Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

1. Thuộc tính pháp lý của Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT

Số ký hiệu: 57/2017/TT-BTNMT

Ngày ban hành: 08/12/2017

Loại văn bản: Thông tư

Ngày có hiệu lực: 03/09/2018

Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng: Trần Quý Kiên

Phạm vi: Toàn quốc

Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

2. Nội dung của Thông tư 57/2017/TT-BTNMT

Yêu cầu khi khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển

Theo đó Thông tư 57 quy định khi khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Tuân thủ các bước công việc, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật được nêu cụ thể cho từng dạng công việc khi tiến hành điều tra, khảo sát.
  • Tổ chức thực hiện có sự phối hợp giữa các dạng công việc khi tiến hành điều tra, khảo sát.
  • Phải xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện trước khi tiến hành điều tra, khảo sát; trong đó có phương án phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Tàu phục vụ điều tra, khảo sát phải đảm bảo đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu về hàng hải theo hướng dẫn, được trang bị hoặc có thể lắp đặt các phương tiện, thiết bị đáp ứng công tác điều tra, khảo sát, đảm bảo được tính ổn định, an toàn khi tiến hành điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển.
  • Chất lượng sản phẩm thu thập được của chuyến khảo sát phải phản ánh đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, phân bố tài nguyên thiên nhiên vùng, miền tại khu vực khảo sát.
  • Trong quá trình thực hiện điều tra, khảo sát phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn vùng biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, các công trình ngầm, nổi trên biển, không gây cản trở đến các hoạt động kinh tế biển.
  • Đảm bảo thực hiện trọn vẹn các quy định về an toàn lao động khi tiến hành điều tra, khảo sát trên biển.
  • Phải có phương án bảo vệ cho công tác điều tra, khảo sát nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khảo sát, thiết bị khảo sát và cán bộ khảo sát, thủy thủ đoàn.
  • Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu khối lượng và chất lượng sản phẩm thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn.

Trình tự thực hiện đo đạc các dạng công việc 

– Tại các trạm mặt rộng:

Bước 1: Thả máy đo độ dẫn, nhiệt độ, độ sâu (đo CTD) và lấy mẫu môi trường nước biển theo tầng; đo xong kéo máy lên;

Bước 2: Lấy mẫu địa chất biển và môi trường trầm tích biển; lấy mẫu xong kéo thiết bị lên;

Bước 3: Lấy mẫu sinh thái biển; lấy mẫu xong kéo thiết bị lên;

Bước 4: Tàu di chuyển đến các trạm tiếp theo.

– Tại các trạm liên tục: tiến hành các bước như quy định với trạm mặt rộng;

– Đồng thời Thông tu 57 còn quy định tại trạm phao độc lập thì thả trạm phao đo độc lập trước khi tàu neo ổn định. Các trạm phao thả cách nhau và cách tàu từ 200 đến 500 mét không bao gồm độ dài dây neo tàu và tiến hành khảo sát theo hướng dẫn.

– Các chuyên ngành khí tượng, môi trường không khí và địa hình đáy biển được thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật chuyên ngành.

– Mặt khác Thông tư 57 còn quy định trong quá trình tàu biển đang hành trình đo các trạm mặt rộng thực hiện công tác quan trắc thủy triều để hiệu chỉnh số liệu đo địa hình theo hướng dẫn.

Việc nghiệm thu sản phẩm 

  • Kiểm tra khối lượng công việc thực hiện, thẩm định, đánh giá chất lượng các kết quả đạt được của chuyến khảo sát;
  • Đánh giá bộ số liệu thu thập được và so sánh, đối chiếu với quy luật chung của các hình thế thời tiết của khu vực nghiên cứu và tác động của chúng đối với các yếu tố môi trường khác;
  • Tổ chức báo cáo kết quả, tổng kết và rút kinh nghiệm cho các đợt khảo sát tiếp theo.

Đồng thời Thông tư 57 còn quy định sản phẩm giao nộp gồm:

  • Tập số liệu gốc và số liệu đã được xử lý;
  • Báo cáo tổng kết, đánh giá và nhận xét sơ bộ các kết quả thu được trong chuyến khảo sát;
  • Các kiến nghị và đề xuất về công tác điều tra, khảo sát khí tượng biển trong giai đoạn tiếp theo

Công tác chuẩn bị tại văn phòng 

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị đo để đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường;
  • Kiểm tra thời hạn văn bản kiểm định, hiệu chuẩn đối với các thiết bị đo phải kiểm định, phải hiệu chuẩn. Trường hợp quá thời hạn quy định phải kiểm định, hiệu chuẩn trước khi tiến hành đo đạc;
  • Xác định tọa độ của các vị trí đo;
  • Chuẩn bị băng ghi chuyên dụng phục vụ cho việc in bản đồ;
  • Lựa chọn kênh phát báo bản tin của tổ chức khí tượng uy tín trong khu vực và trên thế giới;
  • Thu lịch phát bản tin của tổ chức đã lựa chọn;
  • Cài đặt vị trí tương đối của từng chuyến khảo sát để thu bản đồ có độ nét cao;
  • Xác định các loại bản đồ cần thiết phải thu;
  • Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho quan trắc và quy toán;
  • Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ đo đạc.

Đồng thời Thông tư 57 còn quy định công tác chuẩn bị tại hiện trường gồm các công việc sau:

  • Vận chuyển, lắp đặt các thiết bị lên tàu;
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị;
  • Kiểm tra dụng cụ, sổ ghi.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Thông tư số 57/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình nghiên cứu nếu quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com