Thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp nước ngoài (Cập nhật 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp nước ngoài (Cập nhật 2023)

Thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp nước ngoài (Cập nhật 2023)

Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp nước ngoài để trở thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn, quy mô hơn là một điều tất yếu.Vậy thủ tục sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày dưới đây của LVN Group để được trả lời một cách cụ thể và chi tiết.

Thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp nước ngoài 

1. Sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên, được thành lập và hoạt động theo hướng dẫn của pháp luật Việt Nam.

Sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài là một cách thức tập trung kinh tế mà theo đó một hoặc một số doanh nghiệp nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Tại sao phải sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài?

Việc sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài có nhiều ưu điểm như:

  • Giúp doanh nghiệp nước ngoài đạt được hiệu quả kinh doanh cao khi tiết kiệm được nhân công, tăng quy mô sản xuất, tăng tính cạnh trên thị trường, mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, có thêm dây chuyền sản xuất,…. giúp hoạt động kinh doanh phát triển hơn.
  • Sau khi các doanh nghiệp nước ngoài được sáp nhập, các bên có được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng các quan hệ khách hàng từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Việc sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài đem rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đi kèm với lợi ích là những rủi ro tìm ẩn. Do đó khi sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài, chủ doanh nghiệp cần có sự cân nhắc sao cho phù hợp để tránh tối đa rủi ro, có như vậy hoạt động sáp nhập mới có thể tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả.

3. Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài

Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Bước 1: Các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp nước ngoài bị sáp nhập.
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập.
  • Phương án sử dụng lao động.
  • Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản của doanh nghiệp nước ngoài bị sáp nhập, thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập.
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập.

Bước 2: Chủ sở hữu doanh nghiệp nước ngoài hoặc các thành viên, cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài , Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo hướng dẫn của pháp luật.

Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Bước 3: Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp nước ngoài bị sáp nhập.

Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nước ngoài bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp nước ngoài bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

3. Các trường hợp cấm sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài

  • Cấm các trường hợp sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì uỷ quyền hợp pháp của công ty thông báo cho đơn vị quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài, trừ trường hợp có quy định khác.

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  • Luật canh tranh 2018 số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2019.

5. Phí dịch vụ làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài

Công ty LVN Group gửi tới dịch vụ làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động sáp nhập của doanh nghiệp nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng Dịch vụ làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0191
  • Zalo: 1900.0191
  • Gmail: info@lvngroup.vn
  • Website: lvngroup.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com