Thực trạng tội phạm là gì? Phân biệt tính chất, mức độ thực trạng tội phạm

Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tiễn của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất. Vậy cụ thể hơn Thực trạng tội phạm là gì? Phân biệt tính chất, mức độ thực trạng tội phạm thế nào? Hãy cùng nghiên cứu qua nội dung trình bày sau

Thực trạng tội phạm là gì? Phân biệt tính chất, mức độ thực trạng tội phạm

Thực trạng của tội phạm là gì ?

Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tiễn của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất. Nghiên cứu thực trạng của tội phạm là nghiên cứu hai đặc điểm của thực trạng – Đặc điểm về mức độ được phản ánh qua số lượng tội phạm cũng như số lượng người phạm tội và đặc điểm về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm cũng như của người phạm tội.

>> Xem thêm: Các giai đoạn thực hiện tội phạm theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 (lvngroup.vn)

Thực trạng của tội phạm xét về mức độ

Thực trạng của tội phạm xét về mức độ được phản ánh qua các thông số: Tổng các tội phạm đã xảy ra và tổng những người đã phạm các tội đó trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định. Mặt khác, thuộc về các thông số phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ còn có thể là tổng các nạn nhân. Thông số này chỉ đặt ra đối với một số nhóm tội và tội nhất định như nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ với tội danh cụ thể như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc như nhóm tội xâm phạm tình dục với tội danh cụ thể như tội hiếp dầm, tội cưỡng dâm.

Vì vậy. đơn vị tính của tống phản ánh mức độ của tội phạm ở tất cả các trường hợp là: “tội phạm đã xảy ra” và “người phạm tội”. Để có được con số tổng chính xác cần phải hiểu thống nhất:

– Tội phạm đã xảy ra bao gồm tội phạm đã được phát hiện và tội phạm không hoặc chưa được phát hiện.

– Tội phạm đã được phát hiện bao gồm tội phạm được xét xử và tội phạm không hoặc chưa được xét xử.

– Tội phạm được xét xử gồm trường hợp bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp bản án kết tội không có hiệu lực pháp luật.

– Cả hai trường hợp – bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp bản án kết tội không có hiệu lực pháp luật cũng bao gồm trường hợp đã được thể hiện trong thống kê tội phạm và trường hợp không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì những lý do khác nhau.

Vì vậy, tổng tội phạm cũng như tổng người phạm tội đã bị kết án có hiệu lực pháp luật và đã được thể hiện trong thống kê tội phạm mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng của tội phạm xét về mức độ. Đó là thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ. Thực trạng thực xét về mức độ còn bao gồm thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn còn lại.

>> Xem thêm: Học thuyết về tội phạm – Những vấn đề cơ bản (lvngroup.vn)

Hiện nay có các quan niệm khác nhau về vấn đề này. Có quan niệm cho ràng thuộc về thực trạng của tội phạm có thông số về nạn nhâm có quan niệm không đồng ý như vậy vì cho ràng hiêu thế nào là nạn nhân và thống kê sô lượng nạn nhân ở các tội phạm không rõ ràng, đơn giàn như xác định số tội phạm và số người phạm tội. Do vậy. dễ có sự không thống nhất trong cách hiểu về nạn nhân và số nạn nhân. Hơn nừa. ở những tội phạm nhất định mà việc xác định thông số này là có thê và cần thiết thì thông số này cỏ thế được xác định trong phần nghiên cứu thực trạng xét về tính chất.

Khi xác định tổng “tội phạm đã xảy ra” cũng như tổng “người phạm tội” cũng cần chú ý:

– Con số về tội phạm với con số về vụ án cũng như con số về người phạm tội không phải luôn luôn trùng nhau. Một vụ án có thể có nhiều tội phạm và một tội phạm có thể có nhiều người thực hiện tội phạm; …

– Thời điểm tội phạm xảy ra và thời gian tội phạm được xét xử cũng như thời gian được đưa vào thống kê tội phạm là khác nhau.

Tổng tội phạm đã xảy ra cũng như tổng người phạm tội (trong phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian) là các con số phản ánh thực trạng của tội phạm về mức độ. Bên cạnh các thông số này còn có các thông số khác cùng thể hiện thực trạng của tội phạm về mức độ. Đó là:

– Tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội từng năm trong đơn vị thời gian đã xác định.

– Tổng số tội phạm vă tổng số người phạm tội bình quân năm trong đơn vị thời gian đã xác định.

Để làm rõ hơn thực trạng của tội phạm về mức độ cần đặt các thông số này trong sự so sánh với các thông số khác có liên quan. Ví dụ:

– Trong trường hợp nghiên cứu tình hình tội phạm của một quốc gia, sự so sánh có thể là so sánh với các thông số tương ứng của thế giới, của khu vực và của một số quốc gia khác.

– Trong trường hợp tình hình tội phạm được giới hạn trong đơn vị không gian nhất định thì sự so sánh cần được thực hiện với toàn quốc và với các đơn vị không gian khác, đặc biệt là với các đơn vị không gian có các thông số cao nhất cũng như thấp nhất cũng như các đơn vị không gian có các điều kiện về kinh tế – xã hội tương tự.

Công cụ hỗ trợ việc mô tả thực trạng của tội phạm xét về mức độ có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ. Vì vậy, các con số phàn ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ cần được thể hiện trên các bảng số liệu và các biểu đồ thống kê. Đây là hai cách thức trình bày các số liệu thống kê có tính khoa học – hệ thống và rõ ràng, giúp người nghiên cứu dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện có tính quy luật, tính bản chất để đưa ra đánh giá chính xác thực trạng của tội phạm xét về mức độ. Nó cũng giúp thuyết phục người đọc chấp nhận các nhận xét của người nghiên cứu dễ dàng hơn. Tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể cần khảo sát nghiên cứu mà có thể sử dụng số lượng bảng số liệu cũng như quy mô của bảng số liệu và các kiểu biếu đồ thống kê phù hợp.

 

Thực trạng của tội phạm xét về tính chất

Đây là đặc điểm thứ hai của thực trạng của tội phạm. Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm. Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm.

Tội phạm là thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian xác định, trong đó tồn tại đan xen các hệ thống thống nhất khác nhau. Mỗi hệ thống thống nhất này là một loại cơ cấu của tội phạm theo một đặc điểm nhất định của tội phạm. Hay nói cách khác, tội phạm có hệ các cơ cấu theo hệ các tiêu thức khác nhau. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó có thể rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm. Vì vậy, những cơ cấu của tội phạm có thể được xem xét là những cơ cấu có thể phản ánh ở mức độ nhất định thực trạng của tội phạm xét về tính chất. Căn cứ CÓ thể là những cơ cấu sau:

– Cơ cấu theo các chương tội phạm của Bộ luật hình sự: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội phạm đã thực hiện thuộc từng chương cũng như tỉ trọng người phạm tội của các tội đó so với tổng thể.

– Cơ cấu theo các tội danh (tội cụ thể) của Bộ luật hình sự: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội phạm đã thực hiện thuộc từng tội danh cũng như tỉ trọng người phạm tội của tội đó so với tổng thể.

– Cơ cấu theo 4 loại tội – Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 Bộ luật hình sự): Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm đã thực hiện thuộc từng loại tội cũng như tỉ trọng người phạm tội của các loại tội đó so với tổng thể.

– Cơ cấu theo 2 loại tội – Tội cố ý, tội vô ý: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm cố ý, tội phạm vô ý đã thực hiện cũng như tỉ trọng người phạm tội của các loại tội đó so với tổng thể.

– Cơ cấu theo đơn vị không gian xảy ra tội phạm: Đó là cơ cấu theo địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.

– Cơ cấu theo cách thức thực hiện – Phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm hay đồng phạm có tổ chức: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các cách thức phạm tội (đặc biệt là cách thức phạm tội có tổ chức) so với tổng thể.

– Cơ cấu theo loại (và mức) hình phạt đã tuyên: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các loại hình phạt đã áp dụng (đặc biệt là hình phạt tử hình, tù chung thân và hình phạt tù ở mức cao) so với tổng thể.

– Cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm của hành vi phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Công cụ, phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian, địa điểm phạm tội; hoàn cảnh, động cơ cũng như lý do dẫn đến hành vi phạm tội…

– Cơ cấu theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm: Theo cơ cấu này thì hậu quả của tội phạm cần xác định và thống kê là tổn hại về thể chất (chết người; thương tích và mức độ thương tích) và tổn hại về vật chất (tính ra tiền).

– Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Giải đáp có liên quan

Thực trạng của tội phạm là gì ?

Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tiễn của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất.

Thực trạng của tội phạm tiếng Anh là gì ?

Thực trạng của tội phạm tiếng Anh là crime situation

Tội phạm tiếng Anh là gì?

Tội phạm tiếng Anh là crime.

Trên đây là thông tin: Thực trạng tội phạm là gì? Phân biệt tính chất, mức độ thực trạng tội phạm  được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.

Website: https://lvngroup.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com