Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Chị Như có câu hỏi:

XIN NHỜ LUẬT SƯ TƯ VẤN GIÚP TÔI TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOẠI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÍCH LẬP QUỸ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM NHƯ SAU:

1/ Đối với thuế Thu nhập cá nhân:

Công ty tôi thuộc loại hình doanh nghiệp chế xuất, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Có công ty mẹ đặt tại Nhật Bản, công ty tôi hoạt động độc lập.

Do Công ty mới thành lập, sản xuất chưa đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật nên công ty mẹ thường xuyên cử các chuyên gia (chuyên viên công ty mẹ) sang support kỹ thuật, chi phí đi lại (tiền vé máy bay), công tác phí do công ty mẹ trả tại đầu nước ngoại.

Công ty tôi chỉ thanh toán tiền khách sạn (chi phí này được xuất hóa đơn đỏ hợp lệ, trên hóa đơn chỉ ghi Tiền phòng tháng 9/2009). Những chuyên gia này không có thu nhập tại Việt Nam, lương hưởng bên đầu nước ngoài, công ty tôi không phải trả tiền phí hỗ trợ kĩ thuật.

Tuy nhiên xét tổng trong một năm thì số ngày ở tại Việt Nam của các chuyên gia này đạt là “cá nhân cư trú” theo Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

Vậy những chuyên gia này có phải đóng thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam không? Nếu phải đóng thì dựa trên cơ sở nào để tính thuế?
Cách ghi hóa đơn như trên có hợp lệ không, hay phải lập bảng kê cụ thể số người, tên, số ngày sử dụng, tổng tiền?
Xin nhờ luật sư trả lời giúp tôi trường hợp này và có thể tư vấn giúp tôi văn bản cụ thể của Nhà nước quy định nội dung này được không ạ?

2/ Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Từ 01/01/2009 áp dụng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc trích 2% (người sử dụng lao động và người lao động đều đóng góp 1%). Trong kế toán có phát sinh thêm quỹ trợ cấp mất việc làm (Tài khoản 351). Vậy từ năm 2009, tại doanh nghiệp nước ngoài có trích lập thêm quỹ này không hay chỉ trích bảo hiểm thất nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Luật sư trả lời:

1. Về Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân không phân biệt người Việt Nam, Việt kiều hay người nước ngoài mà theo tiêu thức cư trú. Nếu các chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam (ở công ty bạn) được xác định là “cá nhân cư trú” thì theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8-9-2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN thì đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Vì vậy các chuyên gia Nhật Bản (cá nhân cư trú) đang công tác tại công ty bạn phải đóng thuế thu nhập phát sinh tại Việt Nam (nếu có), và thu nhập phát sinh do công ty ở nước ngoài (Nhật) chi trả.

Về thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần được quy định tại khoản 4, Mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC.

Các cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác số ngày có mặt tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế để tính thời gian cư trú và tính thu nhập phải nộp tại Việt Nam.

Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế ở nước ngoài, cá nhân phải xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài, kèm theo thư xác nhận thu nhập hàng năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN va hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ.

Cách tính: Các cá nhân kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng.

Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng và biểu thuế tính số thuế phải nộp cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa cần hoàn lại).

Lưu ý : Việt Nam đã ký hiệp đính tránh đánh thuế 2 lần với trên 45 nước  để đảm bảo thuế TNCN không bị đánh trùng ở 2 nơi.

Hồ sơ khai thuế và cách tính cụ thể bạn cần liên hệ đến Chi cục thuế nơi các cá nhân cư trú để được hướng dẫn chi tiết hơn.

2. Về Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Huất phát từ quy định “Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc” (Khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, khoản 1 Điều 41 Nghị định 127/2008/NÐ-CP ngày 12/12/2008) nên nếu từ 1.1.2009  doanh nghiệp đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp thì riêng đối với doanh nghiệp, khi đã trích nộp BHTN theo nghĩa vụ (1%) của mình thì  không phải trích lập quỹ dự phòng cho việc chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc (từ 2-3%) như trước đó nữa.

Theo quy định trên, trường hợp công ty bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1-1-2009 thì khi NLĐ nghỉ việc, công ty vẫn phải chi trả trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc) cho người lao động đối với thời gian từ ngày NLĐ bắt đầu công tác cho đến ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian từ ngày 1.1.2009 trở về sau thì công ty mới không trả trợ cấp thôi việc mà thay bằng trợ cấp thất nghiệp (do quỹ BHTN chi trả) nếu NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng BHTN cho thời gian tham bảo hiểm thất nghiệp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com