Tình hình tội phạm là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm. Bài viết sau đây gửi tới những thông tin nhằm trả lời các câu hỏi trên của quý bạn đọc
Tình hình tội phạm là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm
Khái niệm tình hình tội phạm
Khái niệm tình hình tội phạm được hiểu về mặt ngôn ngữ là tình hình của sự kiện tội phạm đã xảy ra trên thực tiễn. Trong đó, tình hình được hiểu là: “Trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, sự kiện với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi ở trong. Với cách hiểu này thì tình hình tội phạm là trạng thái và xu thế vận động của sự kiện tội phạm.
Ở khía cạnh: các dấu hiệu cũng như câu trúc chung của nhừng hành vi bị coi là tội phạm, dâu hiệu và câu trúc của từng nhóm tội cùng như của từng loại tội phạm cụ thê…: còn tội phạm học nghiên cứu tội phạm là sự kiện đà xảy ra trên thực tiễn về mức độ và tính chất, vê nguyên nhân xảy ra và về biện pháp phòng ngừa. Tội phạm trong luật hình sự là “tội phạm pháp lý” còn tội phạm trong tội phạm học là “tội phạm hiện thực”. Theo đó, tình hình tội phạm trong các tài liệu này là khái niệm dùng để chỉ tội phạm được nói đến trong tội phạm học và do vậy có sự khác với khái niệm tình hình tội phạm được sử dụng trong Giáo trình này.
Từ cách đặt vấn đề trên có thể định nghĩa tình hình tội phạm như sau:
Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.
Xem thêm: Chuyển hoá tội phạm là gì? (lvngroup.vn)
Các đặc điểm của tội phạm cần được chú ý khi nghiên cứu tình hình tội phạm
– Đặc điểm “hiện” và đặc điểm “ẩn” của tội phạm; Tội phạm đã xảy ra luôn bao gồm hai phần. Đó là phần “hiện” (hay còn được gọi là phần “rõ’”) và phần “an’”. Do vậy, có thê chia tội phạm thành tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Trong đó, tội phạm rõ và tội phạm ẩn được hiểu như sau:
Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thắng kê lội phạm. Tội phạm đã được xừ lý về hình sự bao gồm: Tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xừ vì lý do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết … Tội phạm đã được xử lý về hình sự như vậy được coi là tội phạm hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm. Tình hình tội phạm dựa trên thống kê này mới chỉ là tình hình tội phạm rõ. Bên cạnh đó còn có tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm. Các tội phạm đã xảy ra mà không được thể hiện trong thống kê tội phạm như vậy được gọi là tội phạm ẩn. Việc các tội phạm này không được thể hiện trong thống kê tội phạm là do không được xử lý về hình sự (không được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng không được xử lý về hình sự) hoặc đã được xử lý về hình sự nhưng chưa dứt điểm (không có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật) hoặc đã được xử lý dứt điểm về hình sự (đã có bản án kết tội có tội có hiệu lực pháp luật) nhưng không được đưa vào thống kê tội phạm. Việc không được xử lý về hình sự có thể do khách quan nhung cũng có thể do lỗi chủ quan của các đơn vị có trách nhiệm. Từ đó, tội phạm ẩn được phân thành tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan. Tội phạm ẩn do không được đưa vào thống kê tội phạm được gọi là tội phạm ẩn do sai số thống kê.
Vì vậy, tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tiễn xảy ra nhưng không được thê hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xứ lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm.
Tóm lại, tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lý về hình sự mà trong đó có tội phạm đã được khắng định qua bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đổc thẩm hoặc tái thẩm) và kết quả này đã được thể hiện trong thống kê tội phạm. Xét về nội dung, đây là các trường hợp đã được khẳng định chắc chắn nhất là tội phạm và xét về cách thức là các trường hợp đã được ghi nhận chính thức. Theo đó, tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng định hoặc chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật hoặc về cách thức chưa được ghi nhận chính thức trong thống kê tội phạm.
Tội phạm rõ và tội phạm ẩn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, tội phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần của tội phạm đã xảy ra, có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn’’ càng nhỏ và ngược lại. Phần rõ là phần mà có thể được khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó, phần ẩn là phần mà không thể có được sự khẳng định chắc chắn vì chỉ dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần rõ là một trong các cơ sở của sự suy đoán này.
>> Xem thêm: Các giai đoạn thực hiện tội phạm theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 (lvngroup.vn)
Tội phạm nói chung cũng như nhóm tội phạm hay tội cụ thể đều có phần ẩn. Mức độ ẩn ở những đơn vị thời gian, không gian khác nhau cũng như ở những nhóm tội hoặc tội khác nhau đều có thể có sự khác nhau. Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự) được coi là một trong những tội có độ ẩn thấp; trái lại, tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự) hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) được coi là các tội có độ ẩn cao. Lý do của sự khác nhau về độ ẩn cũng rất khác nhau nhưng trong đó có thể có lý do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm.
Tội phạm rõ so với tội phạm thực tiễn có thể đạt các tỉ lệ khác nhau ở các phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý nghĩa đặc biệt vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu phần còn lại của tội phạm – Phần ẩn hay tội phạm ẩn.
– Đặc điểm về phạm vi: Tội phạm luôn gắn với các phạm vi – phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian. Phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: Phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi nhóm tội phạm (như nhóm tội tham những, nhóm tội xâm phạm sở hữu…) và phạm vi tội phạm cụ thể (như tội giết người, tội nhận hối lộ…). Mặt khác. các phạm vi đỏ còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn về chủ thể, về nạn nhân hoặc về loại lỗi…) hoặc được giới hạn bởi phạm vi ngành, lĩnh vực xảy ra (như lĩnh vực xây dụng, lĩnh vực ngân hàng hoặc ngành tư pháp). Phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực, phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng (như các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), phạm vi địa phương (như thành phố Hà Nội, tỉnh Sóc Trăng). Phạm vi thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc trong giới hạn bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó. Tội phạm có thể gắn với các phạm vi thời gian khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi thời gian cần nghiên cứu tối thiểu thường là 5 năm vì đó là thời gian cần thiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể có đủ cơ sờ giúp đánh giá được tình hình tội phạm cũng như giải thích được nguyên nhân của tội phạm.
Đặc điểm về phạm vi của tội phạm đòi hỏi khi nghiên cứu tình hình tội phạm, người nghiên cứu phải xác định rõ ràng ngay từ đâu các phạm vi này. Trong cả quá trình nghiên cứu, các phạm vi này luôn luôn phải được tuân thủ một cách thống nhất.
– Đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lý: Tội phạm luôn có tính phụ thuộc pháp lý vì được phản ánh trong luật hình sự. Khi quy định của luật hình sự có sự thay đổi theo hưóng mở rộng hay thu hẹp phạm vi hành vi bị coi là tội phạm thì tội phạm cũng sẽ có sự thay đổi theo.(1) Sự thay đổi này không phải là kết quả của công tác chống hay phòng ngừa tội phạm nói riêng hay của sự phát triển của xã hội nói chung. Đây chi là sự thay đổi có tính “cơ học”. Cho nên, sự thay đổi này không có ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tội phạm cũng như đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm theo đúng nghĩa. Chỉ những sự thay đổi của tội phạm không phải vì lý do này mới có ý nghĩa trong đánh giá tình hình tội phạm. Điều này đòi hỏi khi nghiên cứu tình hình tội phạm trong khoảng thời gian có sự thay đổi của luật hình sự cũng như của pháp luật khác có liên quan theo hướng mở rộng hay hạn chế phạm vi hành vi bị coi là tội phạm, người nghiên cứu phải chú ý đến đặc điểm này (cần phân biệt sự thay đổi này với sự thay đổii các quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc triệt tiêu các “kẽ hở” bị coi là thành tố tạo ra nguyên nhân của tội phạm). Con người có thể chủ động tác động để tội phạm thay đổi theo hướng giảm thiểu qua việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Trái lại, tội phạm cũng có thể thay đổi theo hướng gia tăng do sự phát sinh hay gia tăng các sự kiện được coi là thành tố tạo ra nguyên nhân của tội phạm. Đây là những sự thay đổi của tội phạm mà chúng ta cần quan tâm và khác với sự thay đổi của tội phạm do thay đổi của pháp luật.
– Đặc điểm về tính tương đối: Tội phạm tồn tại khách quan và có thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng vì những lý do khách và chủ quan khác nhau. Trước hết, chúng ta chỉ có thể nhận thức được trực tiếp tội phạm rõ. Nhưng sự nhận thức này cũng không phải là (đúng) tuyệt đối vì hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự trong đó có hoạt động xét xử cũng như hoạt động thống kê tội phạm cũng không có tính (đúng) tuyệt đối. Tiếp đó, việc nhận thức tội phạm ẩn là hết sức phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải dựa vào tội phạm rõ cũng như một số cơ sở khác để “suy ra” tội phạm ẩn. Việc “suy ra” này chắc chắn cũng chỉ có tính tương đối. Tội phạm rõ và tội phạm ẩn mà chúng ta có thể nhận thức được đều chỉ có tính tương đối.
Ý nghĩa tình hình tội phạm
Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho chúng ta “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra, còn thể hiện cả đặc điểm định tính (các cơ cấu bên trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra), không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như về tính chất) của tình trạng này.
Nó là sự cảnh báo cho xã hội về khía cạnh của tình hình xã hội.
Giải đáp có liên quan
Các yếu tố của tình hình tội phạm?
Căn cứ vào định nghĩa tình hình tội phạm có thể thấy, tình hình tội phạm được hợp thành bởi hai yếu tố hay hai nội dung. Đó là yếu tổ thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Nghiên cứu tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm. Trong đó, thực trạng là nội dung “tĩnh” và diễn biến là nội dung “động”. Nội dung “tĩnh” bao gồm cả nội dung định lượng (mức độ) và nội dung định tính (tính chất). Do vậy, nội dung “động” cũng bao gồm cả “động” về định lượng và “động” về định tính.
Vì vậy, thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất; diễn biến của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất.
TÌnh hình tội phạm là gì?
Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.
Cơ cấu của tình hình tội phạm là gì?
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian nhất định và ở một lãnh thổ (địa bàn) nhất định.
Trên đây là thông tin: Tình hình tội phạm là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.
Website: https://lvngroup.vn