Tính hợp pháp của di chúc và việc phân chia tài sản chung - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Tính hợp pháp của di chúc và việc phân chia tài sản chung

Tính hợp pháp của di chúc và việc phân chia tài sản chung

Chị Yến có câu hỏi:

Ông bà nội tôi có sở hữu một ngôi nhà diện tích 3×20 không có giấy chủ quyền ngôi nhà lẫn quyền sử dụng đất. Ông bà có 4 người con trai. Năm 2002, bà nội mất, không để lại di chúc. Đến năm 2013, ông nội mất, để lại di chúc trao toàn bộ ngôi nhà cho người con trai út. Di chúc lập năm 2011, ông nội xuất trình giấy phép xin cất nhà để chứng minh quyền sở hữu ngôi nhà trên, có điểm chỉ và hai người làm chứng. Trong di chúc không đề cập đến quyền sử dụng đất, chỉ ghi ngôi nhà có diện tích 3×8, và chỉ khai có 3 người con.

Theo như luật định thì quá thời hiệu 10 năm sẽ không được khởi kiện. Nhưng do thời gian bà nội mất, ông nội vẫn còn sống tại ngôi nhà trên, mãi đến 2 năm sau kể từ ngày ông mất (2015), các người con mới quyết định phân chia tài sản chung và biết di chúc đã được lập vào 2011.

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này di chúc đó có hợp lệ không? Vì di chúc được lập khi không có sự có mặt, đồng ý lẫn chứ ký của các người con còn lại. Liệu có thể khởi kiện vô hiệu di chúc, chuyển ngôi nhà và phần đất gắn liền với nhà thành tài sản chung để phân chia đồng đều được không? Nếu được thì việc phân chia sẽ thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 652, Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; cách thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Theo đó, bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xác định di chúc có hợp pháp được không? Khi ông bạn lập di chúc không cần phải có mặt, sự đồng ý cũng như chữ ký của các con.

Nếu nhận thấy di chúc không hợp pháp, thời hiệu khởi kiện thừa kế đã hết, có thể làm đơn khởi kiện ra toà để yêu cầu  chia tài sản chung ( nếu các đồng thừa kế xác nhận di sản thừa kế là tài sản chung và chưa chia).

Di sản thừa kế sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com