Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với những nhà đầu tư tài chính. Tuy nhiên đối với người mới vào lĩnh vực đầu tư này không phải ai cũng sẽ nắm rõ được vấn đề này. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây ” Tính thanh khoản là gì”? Câu trả lời cho câu hỏi này được thể hiện trong nội dung trình bày hôm nay của chúng tôi, mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây để nghiên cứu thêm thông tin !.

1.Tính thanh khoản là gì?

1.1.Khái niệm

Tính thanh khoản (hay trong tiếng anh là Liquidity) là một thuật ngữ dùng trong tài chính để thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản khi được thực hiện giao dịch, mua bán trên thị trường mà hầu như không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Ở đây mức độ linh hoạt của một tài sản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản có giá hay tiền tệ của tài sản đó.

Một tài sản được xem là có tính thanh khoản cao thường có đặc trưng là được mua bán nhanh chóng mà giá không bị chênh lệch đáng kể với số lượng giao dịch lớn.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến là tiền mặt bởi đây là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để “bán” mà hầu như không thay đổi về mặt giá trị. Bên cạnh đó, các tài sản khác như máy móc, bất động sản, nhà máy,… có tính thanh khoản thấp hơn. Để có thể mua bán, chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt đòi hỏi phải mất một thời gian nhất định để tìm người giao dịch có nhu cầu phù hợp.

Trong lĩnh vực này, khi nói đến tính thanh khoản phải đề cập đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại từ chứng khoán thành tiền mặt.Chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán dễ dàng mua đi, bán lại, giá cả ổn định theo thời gian.Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao thì thị trường giao đó càng năng động và hiệu quả.

1.2. Xếp loại tính thanh khoản

Các loại tài sản ngắn hạn, lưu động được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: 

  • Thứ nhất, Tiền mặt.

Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất bởi luôn luôn dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. 

  • Thứ hai,  Đầu tư ngắn hạn
  • Thứ ba, Khoản phải thu
  • Thứ tư, Ứng trước ngắn hạn
  • Thứ năm,  Hàng tồn kho.

Hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất bởi phải trải qua nhiều giai đoạn như phân phối, tiêu thụ, chuyển thành khoản phải thu, sau đó một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.

Ngoài các loại tài sản trên, chứng khoán cũng là một loại tài sản có khả năng thanh khoản.

2.Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản chứng khoán:

  • Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp  phản ánh tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh có ổn định và phát triển được không. Cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, doanh thu tăng trưởng tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại doanh nghiệp nhỏ, tình hình kinh doanh không tốt thì cổ phiếu cũng có tính thanh khoản kém.
  • Chính sách của Nhà nước: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải chịu ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô và chịu tác động từ quy định của đơn vị quản lý. Do đó, chính sách của Nhà nước có thể gián tiếp ảnh hưởng tới tinh thanh khoản của cổ phiếu.

Bên cạnh đó chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: Năm 2007, chỉ thị số 03 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã tạo ra tác động với thị trường chứng khoán. Chỉ số thị trường lao dốc, hàng loạt mã cổ phiếu giảm giá tuy nhiên nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời gian chỉ thị được ban hành.

  • Tâm lý của các nhà đầu tư: Nhiều nhà đầu tư mắc phải tâm lý FOMO, khi thị trường khởi sắc nhà đầu tư có xu hướng tích cực tham gia vào thị trường hơn. Khi thị trường ở trạng thái downtrend, nhà đầu tư có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng hơn.

3.Vai trò của tính thanh khoản trong đầu tư

3.1. Vai trò đối với doanh nghiệp

Việc đánh giá tính thanh khoản của tài sản có ý nghĩa cần thiết đối với một doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp nhận thấy các vấn đề tài chính và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo các khoản vay được thanh toán đúng hạn, giữ vững niềm tin trong mắt các nhà đầu tư và đối tác.
  • Giúp đội ngũ lãnh đạo đưa ra các phương án quản trị phù hợp để tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản.
  • Việc nhận biết tính thanh khoản sẽ giúp linh hoạt dòng tiền, có cơ hội tái đầu tư…

3.2. Vai trò đối với ngân hàng, các chủ nợ và nhà đầu tư

Việc nhận biết các rủi ro về mặt thanh khoản của doanh nghiệp là căn cứ để các bên đầu tư, cho vay cân nhắc và đưa ra quyết định có nên đầu tư, cho vay được không.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com