Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản Đây là hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm cho xã hội quy định tại Điều 170 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (sau đây gọi là “Bộ luật Hình sự năm 2015”) như sau:
Điều 170:Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng cách thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Giữa thời gian đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời gian dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt với tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Có thể hiểu đây là hành vi nếu người giữ tài sản không đưa ra tài sản khi bị đe dọa thì người phạm tội cũng không thực hiện hành vi sử dụng vũ lực.Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).
Có thể nói đặc trưng của hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi dùng mọi cách tạo sức ép, đe dọa tinh thần người giữ tài sản khiến cho người đó rơi vào trạng thái hoảng sợ buộc phải giao ra tài sản. Vì vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Cũng giống như các tội danh khác, để xác định được có phải đối tượng chịu sự điều chỉnh của Điều 170 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được không thì cần xác định các yếu tố cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản: Tham khảo tại đây
3. Ví dụ về tội cưỡng đoạt tài sản
Để quý vị có thể hiểu rõ hơn về tội cưỡng đoạt chúng tôi có ví dụ sau về tội cưỡng đoạt tài sản.
Anh A nợ tiền anh B tuy nhiên đến hạn mà anh A không trả. Anh B tức giận và tới nhà dùng những lời lẽ đe dọa nếu anh A không trả nợ thì sẽ thuê côn đồ tìm đến nhà và mang đồ đạc đi cũng như đập phá tài sản.
Trên tình huống trên tuy anh A nợ quá hạn tuy nhiên hành vị đe dọa thuê côn đồ của anh B là vi phạm pháp luật, có yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nội dungTội cưỡng đoạt tài sản là gì? khái niệm mới nhất 2023. Chúng tôi đảm bảo sẽ đưa đến những dịch vụ chất lượng, làm hài lòng và cam kết giải quyết được những câu hỏi của quý khách. Khi có nhu cầu, đừng ngần ngại chia sẻ với Luật LVN Group chúng tôi qua các phương thức liên lạc sau để được trả lời trong thời gian sớm nhất:
- Zalo: 1900.0191
- Email: info@lvngroup.vn
- Website: lvngroup.vn