Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật Hình sự 1999

1. Khái niệm tội phạm và tội gây rối trật tự công cộng

Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

2. Cấu thành tội phạm gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật Hình sự 1999

Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng: Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội gây rối trật tự công cộng: Xâm phạm nội quy, quy tắc, điều lệ…. trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, xâm phạm trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếpp sống văn minh, quy tắc của cuộc sống  xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến hoat động bình thường ở nhưng nơi công cộng

Mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng:

+ Hành vi: Thể hiện qua lời nói, cử chỉ, gây mất trật tự công cộng, hoặc là có nhưng hành vi càn quấy, hành hung người khác ở những nơi công cộng như nhà ga, công viênm,,, gây lộn xộn ảnh hưởng đến trật tự ở những nơi công cộng,…

+ Mặt chủ quan của tội gây rối trật tự công cộng: Lỗi cố ý

3. Hình phạt của tội gây rối trật tự công cộng

Khung 1: bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Khung 2: bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

4. So sánh tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ Luật Hình sự 1999 và 2015

Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS 1999) quy định về tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 245 quy định tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” là tình tiết định tội. Nay, BLHS 2015 quy định tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” là tình tiết định tội của tội gây rối trật tự công cộng, đây là quy định hoàn toàn mới.

So sánh giữa hai tình tiết này, chúng ta thấy tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” của tội gây rối trật tự công cộng trong BLHS 1999 nó bao hàm cả yếu tố hậu quả về vật chất và hậu quả phi vật chất. Còn tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”  trong BLHS 2015 dường như chỉ có hậu quả về phi vật chất. Có ý kiến cho rằng, vậy “gây hậu quả nghiêm trọng” trong BLHS 1999 và “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” BLHS 2015 thì tình tiết nào được coi là nặng hơn, tình tiết nào được coi là nhẹ hơn để áp dụng nguyên tắc có lợi khi chúng ta xử lý tội phạm này xảy ra trước ngày BLHS2015 có hiệu lực thi hành?

– Về tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong BLHS 1999, tại tiểu mục 5.1 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:

“5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:

  • Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
  • Cản trở sự hoạt động bình thường của đơn vị nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
  • Chết người;
  • Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
  • Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
  • Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn tổn hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
  • Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn tổn hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên….

Vì vậy, tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong BLHS 1999 đã được hướng dẫn và được áp dụng trong thực tiễn, không có vướng mắc bất cập gì. Còn đối với tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” trong BLHS 2015 đến nay không có văn bản hướng dẫn áp dụng thi hành gây nhiều vướng mắc, bất cập trong việc đấu tranh xử lý các đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Theo quan điểm của chúng tôi, tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” là mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra, là hậu quả phi vật chất. Tại tiểu mục 5.1 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quy định: “Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…”

Vì vậy, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” đã được hướng dẫn, nó có tính chất, mức độ như “hậu quả nghiêm trọng”  hay nói cách khác  “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” chính là “gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ Luật Hình sự 1999. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về Tội gây rối trật tự công cộng vui lòng liên hệ với chung tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0191
  • Gmail: info@lvngroup.vn
  • Website: lvngroup.vn

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com