Tội Phạm Công Nghệ Cao Đã Gây Tổn Hại Như Thế Nào?

Tội phạm công nghệ cao gây tổn hại đến chúng ta thế nào? Hãy theo dõi nội dung trình bày sau đây để biết rõ hơn tội phạm công nghệ cao gây tổn hại đến ai và thế nào bạn !.

                                 Tội phạm công nghệ cao gây tổn hại đến 

1.Thế nào là tội phạm công nghệ cao?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP, tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.

(Hiện hành, đang áp dụng Bộ luật Hình sự 2015

Căn cứ, theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 các hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý:

– Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

– Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức

– Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

– Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo hướng dẫn Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, Nghị định 25/2014/NĐ-CP cũng định nghĩa vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.Tội phạm công nghệ cao gây tổn hại đến chúng ta thế nào?

Tội phạm công nghệ cao là tội phạm sử dụng tri thức, ký năng, kiến thức, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin để tác động đến các thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn thất đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Tội phạm công nghệ cao thuộc nhóm tội phạm hình sự.

3. Mục đích của tội phạm công nghệ cao

Khác với tội phạm truyền thống, tội phạm công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội với mục đích rõ ràng, vụ lợi cho bản thân:

– Lấy cắp dữ liệu cá nhân, tổ chức trên các thiết bị công nghệ cao nhằm thực hiện hành vi phạm tội. các thông tin dữ liệu có tính bảo mật bị xâm phạm, ảnh hưởng đến cá nhân tố chức, quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

– Đánh cắp thông tin cá nhân, tài khaonr thẻ ngân hàng của cá nhân khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ,… nhằm mục đích hưởng lợi bất chính từ hành vi phạm tội. Và hiện nay, việc lấy cắp tiền thông qua hành vi này xảy ra rất phổ biến, các lợi ích vật chất bị tội phạm tìm kiếm và xâm phạm trực tiếp.

– Hành vi lừa đảo thông qua việc bán hàng trên mạng. người dùng thường sẽ không cảnh giác sẽ bị mất tiền hay thông tin cá nhân. Nhóm tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương điện tử: Các đối tượng phạm tội sẽ mở tài khoản trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước khi giao hàng. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khaonr trước để đặt mua hàng thì tội phạm không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang cá nhân hoặc xóa không để lại dấu vết, bỏ số điện thoiaj và chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

– Tấn công email cá nhân hay tổ chức để chiếm đoạt tài sản, cụ thể như tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung thư, nội dung các giao dịch, hợp đồng để chiếm đoạt tài sản.

4. Mức xử phạt một số tội phạm công nghệ cao phổ biến

Mỗi tội phạm công nghệ cao sẽ có dấu hiệu cấu thành tội phạm cũng như mức xử phạt khác nhau. Dưới đây là một số tội phạm công nghệ cao phổ biến và mức xử phạt:

– Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự)

Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản:

+ Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của đơn vị, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

+ Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Lừa đảo trong thương mại, thanh toán điện tử, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Thiết lập, gửi tới trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, mức phạt thấp nhất áp dụng với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Mức phạt cao nhất là từ 12 – 20 năm tù.

Mặt khác, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 Bộ luật Hình sự).

Theo Điều 289 Bộ luật Hình sự, người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa hoặc bằng phương thức khác để thực hiện một trong các hành vi dưới đây có thể bị xử lý về Tội xâm nhập trái phép mạng máy tính:

+ Sử dụng quyền quản trị của người khác;

+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển;

+ Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;

+ Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.

Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm, khung hình phạt cao nhất là 07 – 12 năm.

Mặt khác, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Bài viết trên là những thông tin bổ ích, chi tiết và cụ thể về tổn hại mà tội phạm công nghệ cao gây ra. Nếu tội phạm công nghệ cao gây tổn hại đến bạn hay người thân hoặc những người xung quanh thì hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật LVN Group, chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi của các bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com