Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 1999

BLHS 1999 quy định về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy thế nào? Hãy cùng LVN Group phân tích và làm rõ qua nội dung trình bày này !.

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 1999

1. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 1999

BLHS 1999 quy định Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Điều 194 như sau:

Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa đơn vị, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm  năm mươi mililít đến dưới  bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Vì vậy:

Điều luật quy định tới 4 hành vi phạm tội khác nhau, nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để định tội danh cho chính xác.

Nếu một người thực hiện cả 4 hành vi quy định trong điều luật và cùng một loại, một lượng chất ma tuý thì định tội danh trọn vẹn là “tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma tuý” và áp dụng một mức hình phạt theo điều khoản của Bộ luật hình sự mà người phạm tội bị áp dụng.

Nếu một người chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi quy định tại điều luật thì chỉ định tội theo hành vi mà người đó thực hiện chứ không định tội danh trọn vẹn như điều luật đã quy định.

Nếu một người thực hiện nhiều hành vi nhưng các hành vi không liên quan với nhau, thì phải định tội theo từng hành vi và áp dụng mức hình phạt riêng cho từng hành vi rồi tổng hợp hình phạt theo hướng dẫn tại Điều 50 Bộ luật hình sự.

Xem thêm: Văn bản hướng dẫn các quy định về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

2. Điểm mới về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 2015

Nhóm tội phạm về ma túy quy định tại Chương XX của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) gồm 13 điều luật, so với BLHS 1999 tăng thêm 3 điều luật (từ Điều 247 – Điều 259).

Điểm mới đáng chú ý đầu tiên của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là đã tách Điều 194 BLHS 1999 quy định về

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là;

– Tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249;

– Tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250;

– Tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251;

– Tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252.

Thực tế, quá trình điều tra, xét xử cho thấy việc gộp chung các tội danh trong cùng một điều luật gặp không ít khó khăn cho các đơn vị tiến hành tố tụng, trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

Về định lượng các chất ma túy BLHS 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều 250, Điều 252; quy định cụ thể việc định lượng các tiền chất, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và Điều 254.

Đồng thời BLHS 2015 đã quy định thêm một số chất ma túy nằm trong danh mục các chất ma túy đã được Chính phủ quy định vào các Điều luật cụ thể như chất ma túy Methamphetamine, Amphetamine, MDMA…

Mặt khác, BLHS 2015 đã có sự thay đổi về đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” trong các điều luật để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính. Các vụ án ma túy từ trước đến nay khi thu giữ được vật chứng đều được xác định bằng gam, kilogam… đây chính là đơn vị tính khối lượng chứ không phải trọng lượng.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình, BLHS 2015 đã bỏ hình phạt tử hình về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại Điều 249 và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” Điều 252, khung hình phạt nhẹ hơn so với Bộ luật hình sự 1999, theo đó, khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Xem thêm: Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy- Cập nhật năm 2023

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1 Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 1999 có bị tử hình không?

Theo khoản 4 Điều 194 BLHS 1999 thì:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.”

Vì vậy, theo BLHS 1999 nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp hợp trên thì có thể bị tử hình.

2. BLHS 2015 tách Điều 194 BLHS 1999 thành mấy điều luật?

BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là đã tách Điều 194 BLHS 1999 quy định về

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là;

– Tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249;

– Tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250;

– Tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251;

– Tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 1999. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com