Tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức hay vật chất?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi tới cho bạn đọc những quy định liên quan đến tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành thế nào? Mời bạn đoc cùng quan tâm theo dõi

Tội tham ô tài sản có cấu thành vật chất hay cách thức?

1. Khách thể của tội tham ô tài sản

Những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các đơn vị, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

2. Chủ thể của tội Tham ô tài sản

Chủ thể của tội Tham ô tài sản Là người có chức vụ, quyền hạn (Chức vụ quyền hạn nay có thể có sẵn, hoặc có thể được giao trong một thời gian)

Chủ thể của tội Tham ô tài sản (Làm việc tại đơn vị nhà nước ( 100% 50%) cũng có thể là công tác là tổ chức đơn vị ngoài nhà nước)

Chủ thể của tội Tham ô tài sản Phải là người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt.

Người có trách nhiệm đối với tài sản là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản như: Thủ quỹ, thủ kho, kê toán,

Mặt khác, còn những người tuy không được giao trực tiếp quản lý tài sản nhưng lại có trách nhiệm trong việc quyết định việc thu chi, xuất nhập, mua bán, trao đổi tài sản như: Giám đốc công ty, Chủ nhiệm hợp tác xã, cục trưởng, vụ trưởng, chánh văn phòng người đứng đầu trong các đơn vị, tổ chức là chủ tài khoản hoặc là người có quyền quyết định về tài sản của đơn vị, tổ chức mình.

Cá biệt do đảm nhiệm những công việc có tính độc lập, họ có khả năng tiếp cận trực tiếp với 1 khối lượng tài sản xác định trong 1 khoảng time nhất định nên cũng đc coi như ng có tn quản lí TS : người được giao vận chuyển tài sản của đơn vị, tổ chức hoặc đơn vị mình… bảo vệ.

3. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản

Lỗi của tội tham ô tài sản

Cố ý trực tiếp : người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Động cơ của tội tham ô tài sản

Vụ lợi cá nhân

Mục đích của tội tham ô tài sản

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản, nếu mục đích đó không cấu thành một tội phạm độc lập ( Thù hằn giám đốc công ty)

4. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản

Hành vicủa tội tham ô tài sản

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình có để chiếm đoạt tài sản.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng

Thủ đoạn của tội tham ô tài sản

Lợi dụng chức vụ quyền hạn ( việc sử dụng chức vụ quyền hạn đc giao như là phương tiện dể chuyển dịch TS được giao quản lí thành TS của mình.

Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội tham ô hoàn toàn tương tự như thủ đoạn của người phạm tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhệm chiếm đoạt tài sản…như: lén lút, công khai, gian dối, bội tín…

Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội tham ô tài sản là những tổn hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Đối với tội tham ô tài sản, tổn hại trước hết là tổn hại về tài sản, ngoài ra còn có những tổn hại khác phi vật chất.

Hậu quả của tội tham ô tài sản

Xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.

Hiện nay, không chỉ đối với tội tham ô tài sản mà đối với nhiều tội phạm khác, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, tổn hại về tài sản của các tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nếu chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được nhưng giá trị tài sản dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm.

Đây là sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với tổn hại thực tiễn đã xảy ra, bởi vì hậu quả của tội phạm không chỉ là những tổn hại do tội phạm đã gây ra mà còn đe doạ gây ra cho xã hội, tức là tổn hại vật chất chưa xảy ra nhưng cũng đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Vì vậy, tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, vì có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả tổn hại do hành vi gây ra

Trên đây, là những kiến thức mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc để cân nhắc thêm về vấn đề Tội tham ô tài sản có cấu thành tội phạm thế nào? Nếu có vướng mắc trong quá trình theo dõi, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi tại lvngroup.vn

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com