Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hay còn gọi là hợp đồng BCC) là loại hợp đồng hợp tác giữa các chủ thể tham gia hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội thì nhu cầu hợp tác kinh doanh giữa các nhà đàu tư càng ngày càng phát triển; tuy nhiên vẫn còn những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC mà người tham gia cần cẩn thận để tránh vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của mình. Bài viết này LVN Group sẽ cùng bạn đọc nghiên cứu về tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

I. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì ?

Trước tiên, ta cần hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng hợp tác. Vì vậy các quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh cần tuân thủ các quy định của hợp đồng hợp tác. Theo Khoản 1, Điều 504, Bộ luật Dân sự 2015:

“Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.”

Mặt khác, hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được định nghĩa tại Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư 2020 như sau:

“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo hướng dẫn của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Ta có thể hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Tìm hiểu thêm về hợp đồng hợp tác kinh doanh.

II. Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Tranh chấp hợp đồng là gì

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng giữa trên hai nguyên tắc:

  • Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Tranh chấp hợp đồng là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng có những đặc điểm sau:

  • Khi tranh chấp phát sinh, sự thỏa thuận giữa các bên không còn tồn tại và thống nhất;
  • Chủ thể tranh chấp là chủ thể của hợp đồng được giao kết;
  • Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích giữa các bên tranh chấp;
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc một trong các bên cho rằng bên kia vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc theo hướng dẫn của pháp luật.

2. Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nguyên tắc cần thiết trong giao kết hợp đồng BCC là các bên cùng tin tưởng nhau, cùng phân chia lợi nhuận và cùng gánh chịu rủi ro. Tuy nhiên, các bên chủ thể tham gia hợp đồng đều muốn hướng lợi ích kinh tế về phía mình, vì vậy xảy ra tranh chấp trong thực tiễn. Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh thường xoay quanh các vấn đề như sau:

  • Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khi hợp đồng BCC được ký bởi người không có thẩm quyền, về nguyên tắc sẽ làm hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn phần; gây ảnh hưởng đến quyền lợi các bên còn lại.
  • Tranh chấp về tài sản, lợi tức của hoạt động hợp tác kinh doanh. Loại tranh chấp này diễn ra tập trung ở hoạt động hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, do các doanh nghiệp này khi tham gia giao kết hợp đồng BCC không phải thực hiện đăng ký đầu tư nên nhiều trường hợp chủ đầu tư dự án ký hợp đồng BCC cùng thời gian với nhiều đối tác khác nhau dẫn đến khó xác định tài sản của dự án và quyền sở hữu tài sản dự án. Đối với hoạt động hợp tác đầu tư có nhà đầu tư nước ngoài do bắt buộc phải xin cấp GCN đăng ký đầu tư nên thường không phát sinh tranh chấp này.
  • Một hoặc nhiều bên trong hợp đồng muốn rút vốn đầu tư, không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nguyên nhân muốn rút vốn thì thường rất nhiều, quyền rút vốn cũng là quyền luật định nhưng còn tùy thuộc vào chi tiết được quy định trong hợp đồng.
  • Tranh chấp liên quan đến việc minh bạch trong quản lý việc kinh doanh theo đúng thỏa thuận hợp đồng. Vấn đề này xảy ra khi bên có quyền điều hành kinh doanh cố tình gian dối, hoặc bỏ quan nghĩa vụ minh bạch hoạt động quản lý tài chính của việc hợp tác kinh doanh dẫn đến quyền lợi của các bên góp vốn bị vi phạm nghiêm trọng.

III. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Thông qua thương lượng

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh được giải quyết bằng phương thức này. Pháp luật cũng khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

  1. Ưu điểm
  • Nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì phương thực này được thực hiện bằng cơ chế giải quyết nội bộ thông qua việc các bên tranh chấp bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết.
  • Không bị ràng buộc bằng những thủ tục pháp lý phức tạp.
  1. Nhược điểm
  • Cuộc thương lượng có thành công được không phụ thuộc vào thiện chí và thái độ của các bên tham gia.
  • Kết quả của cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ thi hành vì phương thức này vẫn chỉ mang tính tùy nghi, không chính thức.

Thông qua hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

  1. Ưu điểm
  • Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và ít tốn kém.
  • Ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của đơn vị công quyền.
  • Có sự tham gia của người thứ ba, vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp, vừa đáp ứng niềm tin của các bên.
  1. Nhược điểm
  • Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp, khi nếu một trong các bên không trung thực; không hợp tác thì hòa giải cũng khó có được kết quả mong đợi.
  • Dễ bị biến tướng; lợi dụng trở thành công cụ trì hoãn nghĩa vụ của và khiến bên có quyền lợi bị vi phạm có khả năng mất quyền khởi kiện.
  • Chi phí sẽ tốn hơn so với phương thức thương lượng và nếu hòa giải bất thành thì chi phí này sẽ trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.

Thông qua Trọng tài

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh  đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

  1. Ưu điểm
  • Bắt buộc phải tuân theo các thủ tục và nguyên tắc nhất định.
  • Không bị giới hạn lãnh thổ nên các bên có thể chọn bất kỳ trung tâm nào giải quyết mâu thuẫn cho mình.
  • Phán quyết có tính chung thẩm, sau khi phán quyết được trọng tài đưa ra các bên không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức nào khác.
  1. Nhược điểm
  • Tốn kém phí trọng tài nếu tranh chấp càng kéo dài thời gian.
  • Không phải lúc nào việc thi hành quyết định của trọng tài cũng thuận lợi như thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Thông qua Tòa án

Là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các bên tham gia hợp đồng thông qua đơn vị tiến hành tố tụng để giải quyết tranh chấp.

  1. Ưu điểm
  • Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao, góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật.
  • Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay.
  1. Nhược điểm
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp rất phức tạp, thời gian kéo dài khá lâu.
  • Công khai xét xử không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh do LVN Group gửi tới đến các bạn. Nếu bạn đọc còn câu hỏi về nội dung nội dung trình bày, cần tư vấn về tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh; hoặc quan tâm đến dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng của Công ty Luật LVN Group vui lòng liên hệ với chúng tôi qua webite: https://lvngroup.vn/

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com