Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến hiện nay và được quy định rất cụ thể trong Bộ luật dân sự cũng như các văn bản có liên quan. Các câu hỏi đang rất được quan tâm hiện nay là Xử lý tài sản thế chấp được quy định thế nào? Mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu nội dung Thứ tự xử lý tài sản thế chấp theo hướng dẫn hiện hành trong nội dung trình bày dưới đây.
1. Tài sản thế chấp là gì?
– Nếu thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp (TSTC), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc TSTC, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu TSTC được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
2. Các phương thức xử lý tài sản thế chấp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự, có các phương thức xử lý tài sản thế chấp như sau:
– Bán đấu giá tài sản thế chấp: Việc bán đấu giá tài sản thế chấp được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
– Phương thức khác.
3. Trình tự xử lý tài sản thế chấp theo hướng dẫn hiện hành
Theo Điều 299 Bộ luật dân sự 2015, để xử lý tài sản thế chấp thì cần phải thực hiện các bước sau:
– Đã yêu cầu bất thành người có nghĩa vụ
Người thứ ba (bên bảo lãnh) không phải là người có nghĩa vụ chính mà chỉ là người đứng ra bảo đảm cho nghĩa vụ chính (ở đây là trả nợ vay); trong khi đó người đứng ra bảo đảm, theo pháp luật hiện hành, chỉ là người có nghĩa vụ phụ và lệ thuộc vào việc người có nghĩa vụ chính đã thực hiện hay chưa. Nếu người có nghĩa vụ chính trong khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thì không cần đến sự bảo đảm của người thứ ba. Do đó, chưa thể khởi động buộc người thứ ba bảo đảm khi chưa chứng minh được người có nghĩa vụ chính không thực hiện được nghĩa vụ của họ.
– Không được yêu cầu xử lý ngay tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm (tài sản thế chấp) của người thứ ba (bên bảo lãnh) chỉ là bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh chứ không bảo đảm trực tiếp cho nghĩa vụ chính. Do đó, chúng ta không thể xử lý tài sản bảo đảm ngay khi người có nghĩa vụ chính không thực hiện. Tài sản bảo đảm chỉ được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh nên chỉ khi nào nghĩa vụ bảo lãnh không được thực hiện thì mới có thể xử lý tài sản bảo đảm như chúng ta sẽ thấy ở phần dưới đây.
– Đã yêu cầu bất thành người thứ ba thực hiện thay
Người thứ ba là người bảo lãnh và lúc này tài sản bảo đảm được sử dụng để thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Khoản 1 Điều 342 Bộ luật dân sự 2015 khẳng định: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó”. Quy định này cho thấy tài sản thế chấp chỉ có thể bị xử lý khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trong khi đó nghĩa vụ được bảo đảm bởi thế chấp ở đây chính là nghĩa vụ bảo lãnh (không là nghĩa vụ chính được hình thành từ việc vay). Do đó, chúng ta chỉ có thể chuyển sang giai đoạn xử lý tài sản bảo đảm khi nghĩa vụ được bảo đảm bởi tài sản là nghĩa vụ bảo lãnh không được thực hiện đúng.
Đồng thời, khoản 5 Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 quy định người nhận thế chấp chỉ có quyền “Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Ở đây, người thứ ba là bên thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình (là nghĩa vụ bảo lãnh). Vì vậy, người nhận thế chấp cũng chỉ có thể tiến hành xử lý tài sản bảo đảm khi người thế chấp (người bảo lãnh) “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Trên đây là các nội dung có liên quan đến Trình tự xử lý tài sản thế chấp theo hướng dẫn hiện hành. Mong rằng nội dung trình bày sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.