Trường phái tội phạm học cổ điển ?

Quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học chính là quá trình ra đời, phát triển các thuyết, các trường phái khác nhau giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Bài viết phân tích thuyết tội phạm học cổ điển ? cụ thể:
Trường phái tội phạm học cổ điển ?

1. Các học thuyết về tội phạm học

Việc nghiên cứu các thuyết, các trường phái ở các giai đoạn lịch sử khác nhau có ý nghĩa vô cùng cần thiết trong nghiên cứu tội phạm học vì giúp đánh giá được những thành tựu, những hạn chế của các thuyết để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc giải thích về tội phạm cũng như xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp.

Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giải thích về nguyên nhân của tội phạm nhung nhìn chung có thể chia thành bốn nhóm cơ bản với các cách tiếp cận khác nhau. Đó là:

– Trường phái tội phạm học cổ điển với cách tiếp cận dựa trên nền tảng triết học ‘‘thời kì khai sáng”;

– Các thuyết sinh học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lý thuyết sinh học;

– Các thuyết tâm lý với cách tiếp cận dựa trền nền tảng lý thuyết tâm lý;

– Các thuyết xã hội học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lý thuyết xã hội học.

Phải thừa nhận rằng các thuyết khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm đều có nhân tố họp lý nhất định, tuy nhiên, từng học thuyết đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Do vậy, không vì hạn chế củạ học thuyết nào đó mà chúng ta phủ nhận sự đóng góp của học thuyết đó đối với sự phát triển của tội phạm học.

2. Trường phái tội phạm học cổ điển ?

Thời gian: Từ năm 1700 đến năm 1880.

Học giả tiêu biếu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.

2.1 Quan điểm của Cesare Beccaria

Cesare Beccaria (1738 – 1794) có tên Italia là Cesare Bonesana sinh ra Ở Milan, Italia. Cuốn “về tội phạm và hình phạt” (1764) của ông là công trình đánh dấu bước ngoặt cho sự ra đời của trường phái tội phạm học cổ điển.

Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaria cho rằng nguyên nhân của tội phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của tùng cá nhân. Luận điểm này của ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của thời kì khai sáng, đó là “tự do ý chí và suy nghĩ lý trí được thừa nhận là có vai trò quyết định đến hành vi của con người”.

Từ đó, ông đề cao vai trò của hình phạt trong phòng ngừa tội phạm. Để hình phạt có hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm thì:

– Hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm cúa tội phạm. Nếu hình phạt ngang bằng được áp dụng đối với hai tội phạm đã gây tổn hại cho xã hội ở những mức độ khác nhau thì không có gì cản trở con người tiếp tục thực hiện những tội phạm nghiềm trọng hơn mỗi khi chúng đem lại nhiều lợi ích hơn;

+ Hình phạt cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chứ không phải là con người phạm tội. Các tội phạm chỉ có thể được đánh giá bởi những tổn hại gây ra cho xã hội. Con người là chủ thể của tội phạm. Bởi vậy, mức độ nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào mục đích của người phạm tội;

+ Hình phạt cần áp dụng nhanh chóng thì khi đó nó có giá trị phòng ngừa tốt nhất. Hình phạt kịp thời sẽ hiệu quả hơn bởi vì nếu khoảng thời gian giữa tội phạm và hình phạt càng ngắn thì sự kết hợp giữa hai ý tưởng về tội phạm và hình phạt càng mạnh mẽ và dứt khoát hơn;

+ Mọi người cần được đối xử bình ’đẳng. Hình phạt áp dụng đối với nhà quý tộc cần phải không có sự khác biệt so với hình phạt đối với những thành viên thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, cách tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục. Đồng thời, cần phải cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng hạn chế tính hà khắc và đẩy mạnh việc đối xử nhân đạo đối với tù nhân. Đồng thời, ông tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của hình phạt từ hình trong phòng ngừa tội phạm.

Ngày nay, các nhà tội phạm học vẫn coi tư tưởng của ông trong cuốn “Tội phạm và hình phạt” là tinh hoa trí tuệ của nhân loại.

 

2.2 Quan điểm của Jeremy Bentham

Jeremy Bentham (1748 – 1832) được coi là một trong những người sáng lập ra trường phái tội phạm học cổ điển. Với công trình “Lời giới thiệu tới các nguyên tắc của đạo đức và luật pháp” (năm 1798), ông đã đưa ra thuật ngữ gắn liền với tên tuổi của ông. Đó là “thuyết vị lợi” (utilitarianism or hedonistic calculus).

“Thuyết vị lợi” của Jeremy Bentham là triết lý khá thực dụng về tội phạm cũng như hình phạt. Nội dung cốt lõi của “thuyết vị lợi” là: người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện hành vi của mình. Họ suy nghĩ xem có lợi được không có lợi trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Tất cả hành động của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng có thể đem lại lợi ích hoặc sự bất hạnh. Theo ông, lợi ích và bất hạnh, phần thưởng và hình phạt là những nhân tố chi phối, quyết định chủ yếu đến sự lựa chọn hành vi của con người (trong đó có hành vi phạm tội). Ông cho rằng mỗi cá nhân như là những “máy tính người”, họ cân nhắc tất cả các nhân tố nói trên vào phưomg trình để xem xét có nên thực hiện tội phạm nào đó không? Nếu có lợi thì con người ta mới phạm tội. về thực chất, quan điểm này vẫn nhấn mạnh hành vi nói chung trong đó có hành vi phạm tội được thực hiện vẫn do sự lựa chọn của từng cá nhân quyết định. Và điều đó có nghĩa là nguyên nhân của tội phạm thực chất vẫn là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân. Đóng góp của ông lớn lao đen mức các nhà tội phạm đã xếp ông đứng thứ hai, chỉ sau Cesare Beccaria trong trường phái tội phạm học cổ điển.

Để giảm tội phạm trong xã hội, Jeremy Bentham cho rằng phải phòng ngừa điều ác xảy ra. Đồng thời, ông cho rằng tính tất yếu của hình phạt cần thiết hơn tính nghiêm khắc của nó trong phòng ngừa tội phạm. Ông nhấn mạnh: Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là để phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa là mục đích chủ yếu nhất của hình phạt. Cũng giống như Cesare Beccaria, Jeremy Bentham cho ràng pháp luật là cần thiết. Pháp luật được đặt ra để mang lại hạnh phúc cho nhân dân và ông mong muốn hạnh phúc tối đa cho số lượng người đông nhất. Khi hình phạt mang lại bất hạnh cho người phạm tội, nó chỉ được chấp nhận nếu nó phòng ngừa được nhiều điều tồi tệ hom là tạo ra sự bất hạnh đó. Neu phòng ngừa là mục đích của hình phạt và nếu hình phạt trở nên quá tai hại bởi việc tạo ra nhiều tổn hại hơn là tốt đẹp thì hình phạt cần phải được đặt ra cao hơn so với lợi ích mà người phạm tội có được khi thực hiện tội phạm.

Jeremy Bentham đã có quan điểm khá thực dụng đối với việc phòng ngừa tội phạm. Ông cho rằng mọi công dân nên xăm trổ họ, tên của mình vào cổ tay với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhận dạng của cảnh sát. Ông cũng đưa ra ý tưởng thành lập lực lượng cảnh sát được chuyên môn hoá cho việc phòng ngừa và kiểm soát tội phạm. Đóng góp nổi bật của Jeremy Bentham đối với phòng ngừa tội phạm phải kể đến việc ông đưa ra ý tưởng xây dựng hệ thống các nhà tù theo kiểu “Panopticon House”. Theo thiết kế của Jeremy Bentham thì đây là loại nhà tù xây tròn với những phòng giam bên trong (ở giữa có chòi canh gác, nơi mà chuyên viên giám sát tù nhân có thể quan sát được toàn cảnh các tù nhân trong các phòng giam). Ông cho rằng “Panopticon House” nên được xây dựng gần hoặc trong các thành phố để răn đe những người khác khi họ nhìn thấy những người tù đang thi hành án mà từ bỏ ý định phạm tội. Tuy nhiên, ý tường về xây dựng “Panopticon House’’ của ông không được giới cầm quyền thời kì đó ủng hộ, triển khai trong thực tiễn.

Tư tưởng của trường phái tội phạm cổ điển đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với chính sách hình sự cũng như hệ thống các đơn vị tư pháp hình sự ở của các quốc gia ở châu Âu cũng như nước Mỹ. Vai trò của pháp luật đã được đề cao dần dần thay thế cho tính chuyên quyền độc đoán của chính phủ. Nguyên tắc hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thừa nhận và dần dần đóng vai trò không thể thiếu trong các chính sách hình sự cũng như quy định của pháp luật hình sự. Hệ thống hình phạt quy định ở các nước châu Âu đã giảm bớt tính hà khắc, hệ thống các đơn vị tư pháp hình sự đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn lao, trường phái tội phạm học cổ điển vẫn còn hạn chế. Với quan điểm cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân, tội phạm học cổ điển vẫn chưa làm rõ vai trò của môi trường đối với người phạm tội, mối quan hệ giữa người phạm tội với môi trường sống, những tình huống cụ thể dẫn đến việc một người phạm tội. Hay nói cách khác, tội phạm học cổ điển mới chỉ nghiên cứu tội phạm với tư cách là sự kiện cá nhân mà chưa nghiên cứu một cách trọn vẹn tội phạm như là sự kiện cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, hạn chế này không thể phủ nhận đóng góp vô cùng to lớn của trường phái này đối với sự phát triển của tội phạm học.

3. Giải đáp có liên quan

Tội chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào ?

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

XEM THÊM:>>>Tình hình tội phạm trong lĩnh vực đất đai- Cập nhật chi tiết năm 2023

Trên đây là nội dung trình bày về thuyết tội phạm học cổ điển. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung trình bày.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com