Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trong phần lớn các quan hệ kinh tế luôn tồn tại mâu thuẫn về lợi ích. Các mối quan hệ đó được ghi nhận trong hợp đồng chỉnh để điều chỉnh quyền và lợi ích của các bên, cũng như giải quyết tranh chấp khi xảy ra. Tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào, không phân biệt quy mô và thời gian tồn tại, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi tới cho các quý bạn đọc về Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng

Hiện tại pháp luật không có quy định khái niệm tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, từ thực tiễn chúng ta có thể hiểu Tranh chấp Hợp đồng là những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau chủ yếu liên quan đến việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra ở các giai đoạn hợp đồng, nhưng thường phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đôi khi tranh chấp cũng xảy ra khi các bên chỉnh sửa, bổ sung họp đồng (kỳ Phụ lục hợp đồng), hoặc một bên tạm dừng hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tranh chấp có liên quan đến bên thứ ba…

2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng bao gồm:

  • Tranh chấp hợp đồng phát sinh từ quan hệ hợp đồng (giữa các bên có kỳ (giao kết) hợp đồng với nhau,
  • Tranh chấp hợp đồng thuộc quyền định đoạt của các bên tham gia hợp đồng. • Tranh chấp hợp đồng mang yếu tố vật chất hoặc tinh thần và luôn gắn liền với lợi ích của các bên liên quan
  • Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của một bên hoặc các bên mà sự vi phạm này ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng

Trước tiên, để lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, ta nên xác định nguyên nhân tranh chấp hợp dong.
a. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

  • Doanh nghiệp hiểu biết pháp luật còn hạn chế,
  • Doanh nghiệp chưa chú trọng vấn đề pháp lý của hợp đồng mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận
  • Doanh nghiệp thường không có hợp đồng mẫu, không soạn thảo và rà soát hợp đồng kỹ càng trước khi ký kết,
  • Không nghiên cứu kỹ đối tác, tư cách chủ thể của người ký kết hợp đồng,
  • Có doanh nghiệp chưa coi trọng đạo đức kinh doanh, chỉ quan tâm lợi nhuận mà không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, vi phạm thỏa thuận…

b. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng:

  • Các rủi ro khách quan như các sự kiện bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh… dẫn đến vi phạm hợp đồng,
  • Chính sách pháp luật thay đổi khiến doanh nghiệp không thể cập nhập và áp dụng pháp luật đúng.
  • Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng còn thiếu minh bạch, chồng chéo dẫn đến không biết áp dụng hoặc áp dụng sai…

4.Các phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác – Ưu nhược điểm

(1)Thông qua thương lượng
Ưu điểm
– Nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì phương thực này được thực hiện bằng cơ chế giải quyết nội bộ thông qua việc các bên tranh chấp bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết.
– Không bị ràng buộc bằng những thủ tục pháp lý phức tạp.
Nhược điểm
– Cuộc thương lượng có thành công được không phụ thuộc vào thiện chí và thái độ của các bên tham gia.
– Kết quả của cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ thi hành vì phương thức này vẫn chỉ mang tính tùy nghi, không chính thức.
(2)Thông qua hòa giải
Ưu điểm
– Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và ít tốn kém.
– Ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của đơn vị công quyền.
– Có sự tham gia của người thứ ba, vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp, vừa đáp ứng niềm tin của các bên.
Nhược điểm
– Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp, khi nếu một trong các bên không trung thực; không hợp tác thì hòa giải cũng khó có được kết quả mong đợi.
– Dễ bị biến tướng; lợi dụng trở thành công cụ trì hoãn nghĩa vụ của và khiến bên có quyền lợi bị vi phạm có khả năng mất quyền khởi kiện.
– Chi phí sẽ tốn hơn so với phương thức thương lượng và nếu hòa giải bất thành thì chi phí này sẽ trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
(3) Thông qua Trọng tài
Ưu điểm
– Bắt buộc phải tuân theo các thủ tục và nguyên tắc nhất định.
– Không bị giới hạn lãnh thổ nên các bên có thể chọn bất kỳ trung tâm nào giải quyết mâu thuẫn cho mình.
– Phán quyết có tính chung thẩm, sau khi phán quyết được trọng tài đưa ra các bên không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức nào khác.
Nhược điểm
– Tốn kém phí trọng tài nếu tranh chấp càng kéo dài thời gian.
– Không phải lúc nào việc thi hành quyết định của trọng tài cũng thuận lợi như thi hành bản án, quyết định của tòa án.
(4) Thông qua Tòa án
Ưu điểm
– Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao, góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật.
– Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay.
Nhược điểm
– Thủ tục giải quyết tranh chấp rất phức tạp, thời gian kéo dài khá lâu.
– Công khai xét xử không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp.

Bài viết trên đây chúng tôi đã gửi tới cho các quý bạn đọc về Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì câu hỏi hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ và trả lời một cách tốt nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com