Khi một người biệt tích đã hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, mặc dù đã áp dụng trọn vẹn các biện người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Để nghiên cứu chi tiết hơn về Tuyên bố mất tích là gì? Điều kiện tuyên bố mất tích? Ví dụ, bạn đọc hãy cùng cân nhắc nội dung trình bày sau đây
Điều kiện tuyên bố mất tích
Theo đó, Tòa án tuyên bố một người mất tích khi có các điều kiện sau:
Điều kiện về thời gian biệt tích: Cá nhân đã biệt tích hai năm liền trở lên và không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đâ chết. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Thời hạn 02 năm này phải có tính liên tục, không bị ngắt quãng, gián đoạn. Có nghĩa là nếu một người vắng mặt tại nơi cư trú khoảng 1 năm sau đó có một tin tức rằng người đó vẫn sống tại một nơi khác rồi sau đó lại biệt tích 1 năm nữa thì không thể tính cộng hai khoảng thời gian đó lại thành 2 năm được.
về cách tính thời hạn như sau: Trước tiên thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Việc xác định thời hạn này được tính trên cơ sở người có quyền, lợi ích liên quan hoặc những người thân thích của người biệt tích nhớ rõ và có bằng chứng chứng minh đúng ngày tháng năm có tin tức của người biệt tích. Khi không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức. Nếu không xác định được tháng thì sẽ tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Những người có quyền và lợi ích liên quan có phải đưa ra các bằng chứng tùy theo từng trường hợp cụ thể để chứng minh rằng vào những thời gian nói trên (ngày có tin tức cuối cùng, tháng, năm…) có chứng cớ xác định rằng có tin tức của người biệt tích vào thời gian đó, và đó là thời gian để xác định thời hạn của người biệt tích. Các bằng chứng có thể là các loại giấy tờ, văn bản, thư từ hoặc người làm chứng. Trên cơ sở đó, Tòa án mới xem xét và xác định tính xác thực của các bằng chứng để xác định thời hạn cho từng trường hợp cụ thể và thực hiện các thủ tục cần thiết để tuyên bố một người bị mất tích.
Điều kiện có đơn yêu cầu tuyên bố cá nhân mất tích: Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu gửi đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên bô cá nhân đó bị mất tích. Trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan này, Toà án sẽ xem xét và ra tuyên bố phù hợp. Người có quyền và lợi ích liên quan có thể là những chủ thể có liên quan đến các lợi ích vật chất, điển hình là tài sản đối với cá nhân mất tích hoặc liên quan đến nhân thân (đặc biệt trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng). Sau khi đáp ứng được thời gian biệt tích luật định, người có quyền, lợi ích liên quan mới có quyền gửi đơn yêu cầu đến toà án có thẩm quyền và đương nhiên phải có các bằng chứng chứng minh thời gian biệt tích này.
Điều kiện về thông báo tìm kiếm thông tin: Trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan tuyên bố một cá nhân mất tích, Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục tìm kiếm thông tin. Thủ tục này nhằm mục đích đảm bảo cá nhân đó thực sự bị biệt tích và không có ai có thông tin xác thực về nơi cá nhân này đang sinh sống. Đồng thời, quy trình tìm kiếm thông tin cũng giúp chính cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích có điều kiện nắm bắt được nhu cầu của các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan tìm kiếm mình. Pháp luật hiện hành quy định, việc tìm kiếm thông tin cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích này phải được đăng trên các kênh thông tin quốc gia trong ba số liên tiếp.
Điều kiện có tuyên bổ của Toà án về cá nhân mất tích: Khi thoả mãn các điều kiện nêu trên, Toà án xem xét và ra quyết định tuyên bố cá nhân được yêu cầu có mất tích được không. Nếu Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân đó mất tích thì lúc đó, cá nhân mới chính thức trở thành người bị tuyên bố mất tích và dẫn đến một số hậu quả pháp lý nhất định như về quản lý tài sản, quan hệ hôn nhân hoặc tư cách chủ thể. Trường hợp nếu đã có quyết định trước đó của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sau quyết định đó.
“Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích đế ghi chủ theo hướng dẫn của pháp luật về hộ tịch ”.
Hậu quả của việc tuyên bố mất tích
Hậu quả pháp lý cơ bản liên quan đến người mất tích bao gồm các yếu tố: Tư cách chủ thể, quan hệ hôn nhân và quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.
Tư cách chủ thể của cá nhăn bị tuyên bố mất tích. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị dừng lại. Tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tạm dừng tư cách chủ thể có thể nhận diện trong trường hợp nếu có giao dịch được xác lập sau khi cá nhân này bị tuyên bố mất tích thì cần xem xét để xác thực thông tin. Còn về nguyên tắc, do tư cách chủ thể cá nhân này tạm dừng nên giao dịch được xác lập có chủ thể bị tuyên bố mất tích xác lập, thực hiện thì giao dịch này không có hiệu lực. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều trường họp quyết định tuyên bố cá nhân mất tích bị huỷ nhờ việc xác thực thông tin thông qua xuất hiện các giao dịch do người bị tuyên bố mất tích xác lập, thực hiện.
Quan hệ hôn nhân. Khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì hôn nhân không chấm dứt mà là căn cứ để Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của họ ly hôn khi có yêu cầu. Tại Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xỉn ỉy hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo hướng dẫn của pháp luật hôn nhân và gia đình”.
Điều này phù hợp với khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” – Xem khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Xem khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ hoặc chồng người mất tích. Họ có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn vì lý do người chồng hoặc vợ của họ mất tích và nhiều quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong trường hợp một người xin ly hôn với lý do vợ hoặc chồng của mình bị tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản thì phải xuất trình trước Tòa án bản quyết định của Tòa án trước về việc tuyên bố vợ hoặc chồng mình mất tích. Nếu Tòa án quyết định tuyên bố mất tích theo yêu cầu của chồng hoặc vợ của người mất tích với mong muốn xin ly hôn vắng mặt thì hợp nhất Tòa án sẽ giải quyết cả hai yêu cầu mà không cần mở hai phiên tòa để giải quyết hai việc khác nhau.
Quản lý tài sản thuộc sở hữu của cá nhân bị tuyên bố mất tích. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích được giao cho người quản lý theo hướng dẫn tại Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:
Trước hết, người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích được thực hiện theo nguyên tắc người đang quản lý tài sản (theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015) tiếp tục quản lý sài sản của người bị tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ theo hướng dẫn tại Điều 66 và Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể thay đổi người quản lý tài sản khi người đó không thể tiếp tục thực hiện việc quản lý tài sản vì những lý do chính đáng như không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ của người quản lý tài sản hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Mặt khác việc thay thế người quản lý tài sản cũng đặt ra khi người đó bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc chết… vấn đề này chưa được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể nhưng trong thực tiễn khi xảy ra vấn đề này thì Tòa án sẽ xem xét và có quyết định thay đổi người quản lý tài sản cho người mất tích khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Tiếp theo, trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất’tích quản lý. Neu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. Người thân thích bên cạnh vợ, con, bố, mẹ thì có thể là anh, chị, em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột của cá nhân này.
Vì vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích thì những vấn đề liên quan đến tài sản được giải quyết như sau:
+ Đối với tài sản riêng của họ, nếu họ đang ủy quyền cho ai quản lý thì người đó tiếp tục quản lý;
+ Đối với tài sản riêng của họ nhưng nằm trong tài sản thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chung sẽ tiếp tục quản lý;
+ Đối với tài sản riêng của họ hoặc tài sản của họ vẫn nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng mà người vợ hoặc người chồng đang quan lý thì người này tiếp tục quản lý, trừ trường hợp người vợ hoặc người chồng của họ chết, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp đó, con đã thành niên hoặc cha, mẹ của họ quản lý tài sản. Trong trường hợp không còn ai trong số những người trên thì Tòa án chỉ định một trong số những người thân thích của họ quản lý tài sản hoặc chỉ định người khác quản lý tài sản. Điều này có thể phù hợp với nguyện vọng của người bị tuyên bố mất tích nhưng cũng có những khó khăn nhất định đối với người vợ hoặc người chồng trong các mối quan hệ gia đình mà phải cần dùng đến tài sản của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng bị tuyên bố mất tích.
Bên cạnh việc người quản lý được hưởng những quyền được quy định tại Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người quản lý chỉ được bán tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Tức là quyền định đoạt tài sản của người quản lý bị hạn chế. Quy định như vậy còn chưa phù hợp trong trường hợp riêng biệt. Căn cứ, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: ‘Tợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình” Khoản 2 Điều 79 Luật HN&GĐ năm 2014 và “trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ đế đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên” – Khoản 2 Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2014.
Vậy, khi một bên vợ hoặc chồng là người quản lý tài sản riêng của người bị mất tích mà tài sản chung không còn thì nên cho phép người quản lý tài sản định đoạt tài sản riêng của người mất tích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận mà một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích thì pháp luật điều chỉnh quản lý tài sản và định đoạt tài sản cũng không có sự khác biệt nếu trong văn bản thỏa thuận không dự liệu. Nếu người vợ hoặc người chồng với tư cách là người quản lý tài sản của người mất tích mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo về chế độ tài sản theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ theo hướng dẫn của pháp luật.