Tuyên thệ là gì? Tuyên thệ được sử dụng trong những trường hợp nào? Qua nội dung trình bày dưới đây, Công ty Luật LVN Group sẽ gửi tới cho bạn đọc những nội dung liên quan đến tuyên thệ để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn !.
1. Tuyên thệ là gì?
Tuyên thệ là thề sẽ làm đúng như mình cam đoan, trước nhiều người khi gia nhập một đoàn thể hay nhận một chức vụ.
2. Các chức danh phải tuyên thệ khi nhậm chức
Có 4 chức danh phải tuyên thệ sau khi được bầu, bao gồm:
– Chủ tịch nước;
– Chủ tịch Quốc hội;
– Thủ tướng Chính phủ;
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nội dung tuyên thệ được quy định “khung cứng” bao gồm: trung thành với Tổ Quốc, nhân dân và Hiến pháp. Đây là nội dung bắt buộc, còn trên thực tiễn, mỗi người tuyên thệ phụ thuộc vào chức trách của mình để lựa chọn lời tuyên thệ sao cho phù hợp.
3. Giải đáp có liên quan
1. Lời tuyên thệ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nhấn mạnh: “Khắc ghi và thực hiện lời tuyên thệ của mình trước Quốc hội, tôi nguyện đem hết sức lực và trí tuệ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảm nhiệm trọng trách mà Quốc hội giao phó là người đứng đầu đơn vị xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi sẽ cùng tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao phát huy truyền thống, đoàn kết một lòng, đề cao kỷ luật, xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch và liêm chính, thực hiện tốt nhiệm vụ Hiến pháp quy định, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chăm lo xây dựng đội ngũ thẩm phán giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh để nhân danh Nhà nước đưa ra các phán quyết thượng tôn pháp luật, nghiêm minh và công bằng. Trân trọng đề nghị Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội ủng hộ và tăng cường giám sát hoạt động của tòa án các cấp, cùng chúng tôi xây dựng Tòa án nhân dân trở thành biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin như mong đợi của nhân dân.”
2. Đọc lời tuyên thệ kết nạp Đảng viên mới cần chuẩn bị gì?
Để đọc lời tuyên thệ của Đảng viên, ngoài chuẩn bị mẫu lời tuyên thệ của Đảng viên mới, những Đảng viên vừa được kết nạp còn cần phải chuẩn bị tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ khi đọc lời tuyên thệ trong buổi lễ kết nạp.
Dưới đây là một số lưu ý khi đọc lời tuyên thệ kết nạp Đảng viên mới:
– Trang phục: Ăn mặc gọn gàng, lịch sự… để tạo nên sự trang trọng cần thiết cho buổi lễ.
– Tư thế đứng: Đứng nghiêm, thẳng người thể hiện sự nghiêm túc của chính người Đảng viên mới trong buổi lễ. Trong đó, tay trái nắm hờ, đặt thẳng với chỉ quần còn tay phải nắm lại, giơ tay phải lên cao để thể hiện sự quyết tâm cũng như giữ trọn lời thề với Đảng, với dân.
– Vị trí đứng: Quay mặt hướng về phía cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dùng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Giọng đọc: To, rõ ràng các nội dung của lời tuyên thệ gồm: Thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh…); nội dung tuyên thệ phải được đọc một cách dõng rạc, to, rõ ràng, trôi chảy, dứt khoát và tự tin.
– Nghiêm cấm: Đảng viên vừa cười vừa đọc lời tuyên thệ, thái độ không nghiêm túc, cười cợt, mất tập trung.
Đặc biệt, Đảng viên mới có thể được cầm giấy để đọc lời tuyên thệ của Đảng viên nhưng vẫn phải đảm bảo sự mạch lạc, trôi chảy. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là học thuộc lòng, không đọc vấp. Tuyệt đối không đọc sai nội dung, đọc thiếu hoặc ngắt quãng.
>> Xem thêm: Chủ tịch quốc hội là gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời về “Tuyên thệ là gì?” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì câu hỏi hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ và trả lời một cách tốt nhất.