Ưu nhược điểm của cổ phiếu trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại chứng khoán phổ biến được các công ty lựa chọn phát hành ra thị trường. Nên đầu tư vào loại hình nào? Ưu nhược điểm của cổ phiếu trái phiếu là gì? Hãy cùng Luật LVN Group Grounghiên cứu ngay câu trả lời trong nội dung trình bày bên dưới đây !.

Ưu nhược điểm của cổ phiếu trái phiếu

1. Cổ phiếu, trái phiếu là gì?

1.1. Cổ phiếu 

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

1.2. Trái phiếu 

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Căn cứ, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

2. Các loại cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường hiện nay

2.1. Các loại cổ phiếu 

Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Người nắm giữ cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) có quyền dự họp đại hội cổ đông cũng như có quyền biểu quyết những vấn đề lớn của công ty.
Còn với cổ phiếu ưu đãi, tùy vào loại hình ưu đãi mà người nắm giữ sẽ hoặc được hưởng một số đặc quyền hơn hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.
Có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến:
  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước.
Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ thông bao gồm quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.

2.2. Các loại trái phiếu

Trên thị trường hiện nay trái phiếu được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau, cụ thể là:
Thứ nhất, dựa vào cách thức trái phiếu
  • Trái phiếu vô danh: trái phiếu không được ghi tên chủ sở hữu. Loại này được trả lãi dựa theo thông tin trên tờ trái phiếu. Khi đến thời gian đáo hạn, người nắm giữ chỉ việc mang đến ngân hàng để nhận lại tiền.
  • Trái phiếu ghi danh: loại trái phiếu này có ghi cụ thể thông tin của trái chủ. Quyền lợi của trái chủ được xác nhận dựa trên thông tin được lưu trữ trên máy tính.
Thứ hai, dựa vào đối tượng phát hành trái phiếu
  • Trái phiếu doanh nghiệp: được phát hành bởi doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Trái phiếu Chính phủ: Được chính phủ hoặc kho bạc nhà nước phát hành.
  • Trái phiếu ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng: Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phát hành để gia tăng nguồn vốn hoạt động.
Thứ ba, dựa vào loại lợi tức trái phiếu
  • Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Loại trái phiếu này có lãi suất biến đổi, lãi suất sẽ được tính tham chiếu của trái phiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: Loại này trái chủ sẽ được mua với giá thấp hơn giá trị thực và không được nhận lãi suất.L
  • Trái phiếu có lãi suất cố định: lãi suất của trái phiếu được xác định theo tỷ lệ phần trăm cố định.
Thứ tư, dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của đơn vị phát hành
  • Trái phiếu đảm bảo: loại trái phiếu này được đảm bảo bằng tài sản của công ty: bất động sản, thiết bị các loại,..
  • Trái phiếu không có bảo đảm: không được đảm bảo bằng tài sản. Trái phiếu này còn có tên gọi khác là trái phiếu tín chấp.

3. Ưu nhược điểm của cổ phiếu trái phiếu

Cổ phiếu
Ưu điểm:
  • Nhận lãi từ hoạt động của doanh nghiệp mà không cần quản lý. Sở hữu cổ phiếu là sở hữu một phần vốn điều lệ của công ty, có quyền hưởng cổ tức (tiền lãi hàng năm) mà không cần tham gia quản lý, giám sát thường xuyên.
  • Có quyền biểu quyết tham gia vào hoạt động của công ty.
Nhược điểm:
  • Cổ tức (tiền lãi hàng năm) được chia không cố định phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty;
  • Mua bán cổ phiếu phải thông qua sàn giao dịch (nếu công ty đã niêm yết) hoặc giao dịch thỏa thuận. Công ty sẽ không mua lại cổ phiếu, chỉ có thể bán cổ phiếu cho người khác.
Trái phiếu
Ưu điểm:
  • Lãi trái phiếu không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty dù làm ăn thua lỗ, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu.
  • Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, người sở hữu trái phiếu được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường.
  • Đầu tư trái phiếu rủi ro không lớn, tiền lãi từ trái phiếu hàng năm là như nhau và sẽ nhận được tiền gốc vào năm đáo hạn trái phiếu.
  • Có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho công ty.
Nhược điểm:
  • Không có quyền biểu quyết, tham gia vào hoạt động của công ty;
  • Một rủi ro khác mà các nhà đầu tư trái phiếu phải đối mặt là rủi ro tái đầu tư – khi nhận được tiền lãi phải lo đầu tư số tiền đó.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Ưu nhược điểm của cổ phiếu trái phiếu. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com