Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là gì? Trái phiếu hay cổ phiếu đều có rất nhiều loại khác nhau cũng như những đặc điểm khác nhau giữa mỗi loại. Trong các loại trái phiếu thì trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu nổi bật mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được. Vậy trái phiếu có khả năng chuyển đổi là gì? Ưu điểm khi sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua nội dung trình bày dưới đây: Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

1. Thế nào là trái phiếu chuyển đổi

Để hiểu thế nào là trái phiếu chuyển đổi, hay trái phiếu có thể chuyển đổi là gì, trước tiên chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm trái phiếu chuyển đổi, sau đó đến với ví dụ về trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác những lưu ý về trái phiếu chuyển đổi và quyền mua trái phiếu chuyển đổi được quy định thế nào? Nhờ đó nhà đầu tư có thể căn cứ theo những nhận định cá nhân để quyết định xem có nên đầu tư vào loại trái phiếu đặc biệt này được không.

Trái phiếu có thể chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi được hiểu là trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời gian đã được xác định trước trong tương lai. Đặc điểm của loại trái phiếu này đó là có mức lãi suất cố định và tương đối thấp so với mức lãi suất của các loại trái phiếu khác. Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi còn hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà đầu tư khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Đó cũng chính là điểm hấp dẫn nhất của trái phiếu chuyển đổi.

Bản chất của trái phiếu chuyển đổi là sự kết hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Người nắm giữ quyền mua cổ phiếu sẽ có quyền mua cổ phiếu với một mức giá xác định trước tại một thời gian nhất định trong tương lai, nhưng không có nghĩa vụ phải mua cổ phiếu.

Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi

Một công ty cổ phần X có tổng 100 triệu cổ phần với giá trị thường là 10.000 đồng/ cổ phiếu. Công ty X có phát hành thêm 1 triệu trái phiếu chuyển đổi, có mệnh giá là 100.000 đồng/ trái phiếu và mức lãi suất là 5%/ năm (mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng). Trái phiếu này sau 1 năm tính từ ngày phát hành sẽ có thể chuyển đổi sang cổ phiếu X có giá là 5.000 đồng/ cổ phiếu với tỷ lệ quy định là 10:1 (nghĩa là với 1 trái phiếu có thể quy đổi sang 10 cổ phiếu).

Vì vậy có thể thấy, sau 1 năm thì nhà đầu tư sẽ thu lại được 5 tỷ đồng lợi nhuận từ trái phiếu chuyển đổi. Bên cạnh đó, công ty X sau 1 năm đã có một bước tiến lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh giúp cho giá cổ phiếu của mình trên thị trường tăng lên mức 12.000 đồng/ cổ phiếu. Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ nhận số tiền lời từ chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường là 7.000 đồng/ cổ phiếu tương đương tổng giá trị nhận được là 70 tỷ đồng.

2. Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

2.1. Ưu điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đối với công ty phát hành

  • Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường và lãi suất ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành.
  • Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần. Đây cũng là cách giúp giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm; do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng.
  • Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu. Và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.

Đối với nhà đầu tư

  • Trái phiếu chuyển đổi là gì? Thì đây cũng giống trái phiếu thường; tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định; và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn.
  • Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu; khi công ty phá sản hoặc bị thanh lý.
  • Khả năng chuyển đổi được của trái phiếu tạo cơ hội cho người đầu tư có thể được hưởng lợi nhiều hơn; khi giá cổ phiếu của công ty phát hành trên thị trường tăng lên.

2.2. Nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đối với công ty phát hành

  • Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty; nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.
  • Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số cổ phiếu lưu hành; nên mỗi cổ phần khi đó uỷ quyền cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.
  • Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi; tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.

Đối với nhà đầu tư

  • Nhà đầu tư được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác.
  • Thời gian chuyển đổi thường dài nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.
  • Nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sáp nhập, hợp nhất hay giải thể; thì những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi.

Vậy nên, đối với mỗi loại chứng khoán, loại nào cũng sẽ có hai mặt ưu điểm và nhược điểm. Với những thông tin trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có thể hiểu thêm phần nào về trái phiếu chuyển đổi là gì để cuộc đầu tư đơn giản và hiệu quả hơn.

3. Một số câu hỏi thường gặp 

Bán trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?

Thông thường việc bán trái phiếu sẽ được thực hiện trên các sàn chứng khoán. Tại đây bạn có thể đặt lệnh và chờ cho đến khi có người đặt lệnh mua lại trái phiếu của bạn.

Mặt khác, bạn cũng có thể tham gia vào các cộng đồng đầu tư chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu hoặc thông qua những người bạn có kinh nghiệm để trực tiếp mua đi bán lại với nhau.

Doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. (Khoản 1, Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP)

Khi nào nên bán trái phiếu doanh nghiệp?

Có nhiều trường hợp bạn có thể cân nhắc bán trái phiếu doanh nghiệp như khi cần huy động vốn cho các công việc hay mục đích khác. Mặt khác cũng có những khi nhà đầu tư muốn chuyển đổi đầu tư sang các kênh khác như vàng, bất động sản, đầu tư kinh doanh,…Hay nhiều trường hợp chỉ đơn giản là muốn ngừng việc đầu tư sinh lời.

Với các trường hợp này, bạn hầu như có thể bán trái phiếu của mình với giá thị trường, thu lại tiền vốn mà không cần đợi đến kỳ đáo hạn.

Xem thêm: Đặc điểm của thị trường trái phiếu

Xem thêm: Ý nghĩa phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi vềƯu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com