Vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Hiện nay, mô hình hộ kinh doanh ngày càng được nhiều chủ thể lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vậy vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là gì? Hãy cùng Luật LVN Group nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây.

1. Góp phần tăng trưởng chung cho nền kinh tế

Việc phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố đảm bảo duy  trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,…Mặt khác, hộ kinh doanh cũng giúp gia tăng GDP và nguồn thu ngân sách nhà nước, là kênh đóng góp cần thiết trong việc kích thích cung -cầu tiêu dùng, lưu thông hàng hóa,…cũng như đóng góp vào công tác xã hội.

2. Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ

Các hộ kinh doanh có mặt ở hầu hết các vùng, miền,địa phương đã có thể tận dụng  và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ, tận dụng triệt để các nguồn lực xã hội, có nhiều thuận lợi trong việc khai thác tiềm năng phong phú từ nhân dân. Hộ kinh doanh cũng sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát triển gia tăng số lượng hộ kinh doanh và tạo được sự kích thích cho các hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

4. Tạo việc làm cho người lao động

Các hộ kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút một lực lượng lao động đáng kể giúp giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội đặc biệt với  những công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn hay tay nghề.

5. Hình thành và phát triển đội ngũ kinh doanh năng động

Các hộ kinh doanh luôn phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám làm và chấp nhận mạo hiểm và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động đến hoạt động của từng hộ kinh doanh. Vì vậy, điều này sẽ tạo nên đội ngũ kinh doanh năng động, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt với thị trường.

6. Góp phần vào phát triển đô thị

Phát triển hộ kinh doanh ở nông thôn cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy đô thị hóa các vùng nông thôn, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị làm nảy sinh nhiều vấn đề xã  hội phức tạp.

7. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Lợi thế của các hộ kinh doanh là tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, bí quyết sản xuất truyền thống được tích lũy từ nhiều thế hệ cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội và xuất khẩu. Mặt khác, các hộ kinh doanh kinh doanh các ngành nghề thủ công cũng góp phần duy trì và phát triển ngành nghề thủ công, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật LVN Group về Vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com