Văn hóa giao thông là gì? Những điều cần biết

Trình độ phát triển của xã hội và của con người một phần được thể hiện thông qua văn hóa giao thông. Văn hóa giao thông trong xã hội hiện đại ngày nay càng được đề cao, đặc biệt là việc tuân thủ an toàn giao thông. Cộng đồng đang chung tay để tạo nên một nền văn hóa giao thông tốt, hiệu quả. Vậy Văn hóa giao thông là gì? Những điều cần biết  về văn hóa giao thông là gì? Hãy cùng LVN Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Giao thông là gì?

Giao thông có thể hiểu là hoạt động di chuyển, đi lại của con người từ địa điểm này sang địa điểm khác dưới nhiều cách thức như đi bộ, sử dụng phương tiện (xe máy, ô tô, xe đạp,…) một cách đơn lẻ hoặc có tổ chức. Theo đó, hệ thống giao thông của nước ta hiện nay cũng rất đa dạng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ (đường sông, đường biển) và đường ống.

Giao thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự phát triển của một quốc gia, đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia trên đà phát triển.

Xem thêm về Giao thông là gì? Đối tượng và quy định khi tham gia giao thông.

2. Văn hóa giao thông là gì?

Văn hóa là một phạm trù nền móng của xã hội văn mình, lành mạnh. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và cách thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Trong đó văn hóa giao thông cũng đóng vai trò không hề nhỏ. 

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”.

Có thể thấy, văn hóa giao thông chính là một bộ phận của văn hóa công cộng, là ý thức chấp hành đúng, thái độ ứng xử của tất cả mọi người khi tham gia giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển). Đó là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu, tự giác đối với Luật giao thông đường bộ. 

3. Những điều cần biết về văn hóa giao thông

3.1. Đặc điểm của văn hóa giao thông

Với khái niệm như trên, có thể thấy văn hóa giao thông có những đặc điểm cơ bản sau:

– Thể hiện rõ thái độ, ý thức của mọi người khi tham gia giao thông.

– Là một bộ phận cần thiết của văn hoá nơi công cộng.

– Tập hợp các cách ứng xử, xử sự, chấp hành đúng các quy định của pháp chuyên giao thông.

– Chấp hành đúng, gương  mẫu và tự giác chính là tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông đường bộ.

3.2. Tính pháp lý của văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông ngoài việc là một phạm trù đạo đức ra thì nó còn gắn liền với pháp luật về giao thông. Mọi người dân khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng Luật pháp Việt Nam về tham gia giao thông.

– ­Văn hóa giao thông là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ, vì thế phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

– Không điều khiển xe như vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều…

3.3. Cách xây dựng văn hóa giao thông

Để nâng cao văn hóa giao thông, trước hết phải xây dựng được một nền văn hóa giao thông vững. Một số cách dđể xây dựng văn hóa giao thông như:

– Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

– Văn hóa giao thông cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên và liên tục.

Mỗi người hãy tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhường đường khi tham gia giao thông để cùng xây dựng văn hóa giao thông và góp phần bảo đảm an toàn giao thông.

4. Ý nghĩa của văn hóa giao thông

Với tầm quan trọng của văn hóa giao thông trong đời sống xã hội và sự phát triển của một đất nước, việc xây dựng văn hóa giao thông có những ý nghĩa như sau:

– Việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, đặc biệt  là ở các đô thị lớn .

– Xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

– Một trong các nội dung cần thiết nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông chính là chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông .

– Một số hành động thể hiện văn hoá khi tham gia giao thông như:

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

+ Đi đúng phần đường, làn đường quy định, không đi xe trên vỉa hè, chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,…

+ Không sử dụng bia, rượu trước khi điều khiển phương tiện giao thông.

 

Trên đây là thông tin chi tiết về vấn đề Văn hóa giao thông là gì? Những điều cần biết về văn hóa giao thôngmà LVN Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật LVN Group để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com