Ví dụ các yếu tố cấu thành tội phạm

Nhìn chung, các tội phạm đều được hợp thành bởi các yếu tố cấu thành tội phạm. Điều này có ý nghĩa trong việc xác định một người đã thực hiện hành vi được cho là tội phạm hay chưa, hay việc thực hiện hành vi đó phạm tội ở mức độ nào. Bài viết sau sẽ đưa ra một số ví dụ các yếu tố cấu thành tội phạm. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi trong nội dung trình bày dưới đây.

Ví dụ các yếu tố cấu thành tội phạm

1. Tội phạm là gì?

Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015, tội phạm được định nghĩa là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo hướng dẫn của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.

2. Ví dụ các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Ví dụ về yếu tố cấu thành tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy

– Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy: thể hiện qua hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, cụ thể ví dụ như cất giữ ma túy trong người, trong nhà, hoặc bất cứ chỗ nào.

– Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy: người phạm tội phạm tội với lỗi cố ý. Động cơ và mục đích của tội phạm có thể xuất phát từ việc muốn có lợi nhuận từ việc buôn bán, vận chuyển chất ma túy hoặc muốn tàng trữ để sử dụng trái phép.

– Chủ thể của tội phạm chính là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Khách thể của tội phạm là xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

2.2. Ví dụ về yếu tố cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản

– Mặt khách quan của tội phạm: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút, bí mật nhằm che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (quyền được pháp luật thừa nhận và bảo vệ).

2.3. Ví dụ về yếu tố cấu thành tội phạm giết người

– Mặt khách quan của tội phạm: hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật và gây ra hậu quả chết người.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý của người phạm tội, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người, mà chỉ có ý nghĩa trong việc giúp định khung hình phạt.

– Chủ thể của tội phạm: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến tính mạng của người khác.

Xem thêm “Các trường hợp không cấu thành tội phạm?”

3. Giải đáp có liên quan

3.1. Có bao nhiêu loại tội phạm theo hướng dẫn pháp luật hiện hành?

Theo Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, có 4 loại tội phạm tương ứng với 4 mức độ nguy hiểm khác nhau, bao gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3.2. Ý nghĩa của việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?

Việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm có ba ý nghĩa cần thiết: định tội, định khung và định hình phạt. Trước hết, cấu thành tội phạm giúp làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có ý nghĩa định tội khi tội phạm xảy ra và để phân biệt tội phạm này đối với tội phạm khác. Từ việc xác định được loại tội phạm, thì có tác dụng định khung hình phạt đối với tội phạm đó và từ đó xác định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.

3.3. Phân biệt mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản?

– Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút, bí mật nhằm che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

– Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản: Có hành vi chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác, nhưng thực hiện một cách nhanh chóng, dứt khoác, bất ngờ và thậm chí có sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

3.4. Mặt khách quan của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành động “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối, có thể bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.

Trên đây là một số ví dụ về các yếu tố cấu thành tội phạm. Mong rằng nội dung trình bày sẽ gửi tới thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có câu hỏi, vui lòng liên hệ với công ty Luật LVN Group để được tư vấn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com