Vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu của con người, con người có thể kiểm soát được. Vật có thể tổn tại tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Sau đây là Ví dụ về vật đặc định.
Chế độ pháp lí đối với vật
Căn cứ vào giá trị và giá trị sử dụng của vật đối với xã hội về kinh tể, an ninh, quốc phòng, BLDS đã quy định về cách thức phát sinh quyền sở hữu, trình tự và các nguyên tắc dịch chuyển quyền sở hữu đổi với vật. Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự, phương thức dịch chuyển vật gọi là chế độ pháp lí của vật đó.
Căn cứ vào chế độ pháp lí của vật, người ta phân chia vật theo các chế độ: Vật cấm lưu thông, vật hạn chế lưu thông, vật tự do lưu thông.
– Vật cấm lưu thông: Đó là những vật vì vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia… Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng… Ví dụ: Vật là vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, chất ma tuý V.V.. Người nào tàng trữ, sử dụng, mua bán các loại vật cấm lưu thông trên có thể bị truy tố và xét xử theo các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại các Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự.
Các vật trên không thể là đổi tượng trong các giao dịch dân sự của công dân, tổ chức. Việc lưu thông các loại vật này do các đơn vị nhà nước có thẩm quyền quyết định. Chính vì vậy mà mỗi cách thức sở hữu có một phạm vi khách thể khác nhau.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng, những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng dẫn tại Điều 197 BLDS như: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản… về nguyên tắc là tài sản cấm lưu thông. Nhưng để mở rộng giao lưu dân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường, riêng đối với loại tài sản đặc biệt là đất đai, Luật dân sự và Luật đất đai cho phép những người tuy không phải là chủ sở hữu trong những điều kiện nhất định có thể có một số quyền năng đối với các loại tài sản này.
– Vật hạn chế lưu thông: Bao gồm những vật có ý nghĩa cần thiết khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng… do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển các loại vật đó. Những vật này pháp luật quy định không chỉ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà còn có thể thuộc sở hữu của các đơn vị, tổ chức cồng dân. Việc chuyển dịch quyền sở hữu nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp phải có sự đồng ý hoặc cho phép của đơn vị nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mới không bị coi là vô hiệu. Ví dự. Các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…
– Vật tự do lưu thông: Là những vật còn lại và không có quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó. Pháp luật cũng không quy định cụ thể các phương thức dịch chuyển, nếu có sự dịch chuyển các tài sản này cũng không cần phải đăng kí hoặc xin phép. BLDS chỉ có những quy định chung về chuyển dịch mà thôi. Những vật này chù yếu là những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
Khái niệm vật cùng loại và vật đặc định
Vật cùng loại
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và thường được xác định hằng những đơn vị đo lường như kg, m, lít… Ví dụ: Xăng dầu cùng loại, xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất…
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau. Theo nguyên tắc chung, nếu vật cùng loại bị tiêu huỷ có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác.
Vật đặc định
Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó với ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhật (không có vật thứ hai) và vật đặc định hóa. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu huỷ, thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật vé sở hữu đối với vật cũng chấm dứt. Ví dụ: Bức tranh cổ của một họa sỹ, các loại đổ cổ quý hiếm …
Còn vật được đặc định hóa là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng một dấu hiệu do con người đặt ra: Đánh dấu đồ vật bằng những ký hiệu riêng biệt, lựa đóng vào bao riêng, thực phẩm để trong những dụng cụ riêng. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thì phải chuyển giao đúng vật đó.
Vật đồng bộ
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp; liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần; các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách; chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Tập hợp các vật phải liến bộ với nhau thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần; các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách; 1 chủng loại, thông số kỹ thuật, thì không sử dụng được; hoặc giá trị sử dụng của vật đố bị giảm sút. Có thể coi vật đồng bộ là những vật có “đôi”: Đôi giày, đôi dép, đôi găng tay.
Vật đồng bộ là đổi tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự. Vì vậy, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành vật đồng bộ. Trong một giao dịch, chúng ta không thể chuyển giao một cái dép trong một đôi dép, một chiếc giày trong một đôi giày, bởi vì việc chuyển giao sẽ làm cho vật mất đi giá trị của nó, không tạo thành tác dụng vốn có của nó,… Tuy nhiên,các bên có thể thoả thuận từng vật trong “bộ” đó để chuyển giao riêng biệt. Một cái ghế hoặc chỉ một cái bàn.
Trên đây làVí dụ về vật đặc định? được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.
Website: https://lvngroup.vn