Ví dụ về vi phạm dân sự [Cập nhập 2023]

Quan hệ pháp luật Dân sự là quan hệ mà chúng ta rất thường xuyên gặp phải, Đây là quan hệ luôn vận hành và  được điều chỉnh bằng pháp luật Dân sự. Trong quan hệ pháp luật Dân sự không tránh khỏi những vi phạm hay còn gọi là vi phạm dân sự. Cùng với chúng tôi nghiên cứu những ví dụ về vi phạm dân sự  để hiểu rõ hơn về vấn đề này !.

1. Vi phạm pháp luật dân sự 

Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật trong đó có những hành vi xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được pháp luật bảo vệ bằng những hình phạt có tính răn đe để bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền công bằng giữa cong người với nhau. Hành vi vi phạm dân sự chủ yếu là vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự; vi phạm các điều cấm; vi phạm nghĩa vụ dân sự; vi phạm nghĩa vụ dân sự; vi phạm hợp đồng dân sự; các loại vi phạm khác…

Theo quy định của pháp luật, do đó, các hình phạt dân sự thường là bồi thường tổn hại, xin lỗi, cải chính. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Đối tượng là cá nhân, tổ chức. Hình thức xử lý trách nhiệm dân sự là chịu mức bồi thường tổn hại và các biện pháp khắc phục. Căn cứ phát sinh sau khi thỏa thuận thành công thì người có có lỗi phải bồi thường tổn hại. Nếu không thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường tổn hại và có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Mục đích là nhằm răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường tổn hại cho người bị hại do hành vi vi phạm gây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây ra.

Bộ luật Dân sự hiện hành có những thay đổi gì so với Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đó? Sau đây là phần phân tích một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005.

2.Ví dụ cụ thể về vi phạm dân sự

Ví dụ 1: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà.

Ví dụ 2: Công ty A ký kết hợp đồng mua bán 1 tấn gạo với công ty B. Theo thỏa thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 10/10/2020. Đến ngày giao hàng mà A không mang hàng đến, do điều kiện sản xuất B phải mua hàng của C. Vì vậy A có trách nhiệm phải trả số tiền chênh lệch giữa giá trị hàng hóa mà B mua của C so với giá thị trường.

Ví dụ 3: Bạn ký hợp đồng với Công ty xây dựng để xây nhà trong thời hạn 6 tháng. Tuy nhiên, đội xây dựng của Công ty do thiếu trách nhiệm nên hơn 6 tháng chưa xây xong. Họ đã vi phạm nghĩa vụ về thời hạn hoàn thành công việc. Vi phạm đó gây tổn hại là làm bạn không có nhà ở như dự định và phải tiếp tục mướn nhà ở. Công ty phải bồi thường số tiền phát sinh này cho bạn đó là trách nhiệm dân sự.

Ví dụ 4. A cho B vay một khoản tiền ( có giấy tờ vay nợ ), trong đó thỏa thuận ghi rõ thời hạn trả nợ là 02 tháng. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và khất hết lần này đến lần khác

Ví dụ 5. Công ty A ký kết hợp đồng mua bán với công ty B, hàng hóa là 02 tấn bột mỳ. Trong thỏa thận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 24/08/2023. Tuy nhiên đến ngày giao hàng mà A đã mang thiếu số lượng hàng hóa theo thỏa thuận, điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cho bên 

Ví dụ 6. Bạn kí hợp đồng với công ty xây dựng để xây nhà trong thời hạn 06 tháng. Tuy nhiên, đội xây dựng của Công ty do thiếu trách nhiệm nên hơn 06 tháng chưa xây xong. 

Ví dụ 7. A là học sinh mơi tốt nghiệp cấp ba, lên đại học thuê trọ tại một gia đình ở số nhà **, ngõ **** đường X, quẫn Y, thành phố Z. Khi giao kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn 01 năm điều khoản ghi rõ nghĩa vụ và quyền của mỗi bên. Tuy nhiên A mới ở 02 tháng thì chủ trọ đuổi A đi với lý do không thích cho ở nữa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com