Vợ Chồng Ly Hôn , Chồng Muốn Bắt Con Lại Nuôi - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Vợ Chồng Ly Hôn , Chồng Muốn Bắt Con Lại Nuôi

Vợ Chồng Ly Hôn , Chồng Muốn Bắt Con Lại Nuôi

Chị Nhã có câu hỏi:

Chào Luật Sư !

Tôi và vợ kết hôn từ năm 2014 sau đó có 1 cô con gái đến nay cũng được 8 tháng , đến tháng 7 năm 2015 chúng tôi ra tòa ly hôn xong , con gái tôi tòa án giải quyết giao cho vợ tôi nuôi dưỡng , cấp dưỡng mỗi tháng 1 triệu đồng , được quyền thăm con tự do , nhưng đến nay gia đình vợ không cho tôi thăm con , đem con gái tôi đi giấu nhiều chỗ , vì nhớ con tôi quyết định bắt con lại đem về nhà nội nuôi dưỡng như vậy có phạm pháp gì không , nhờ luật tư vấn dùm tôi , cám ơn luật sư rất nhiều

Luật sư trả lời:

Trả lời: Con gái anh vẫn còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo hướng dẫn là người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Theo Luật hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo hướng dẫn tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Vì vậy bạn không được đem con về nhà nuôi dưỡng bởi vì cháu mới được 8 tháng cần có sự chăm sóc của người mẹ. vì vậy bạn có thể gửi lại con cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. bạn vẫn có quyền đến thăm, chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn.

Luật sư 2 trả lời:

Chào bạn, việc của bạn sau khi ly hôn mà vợ không cho thăm con thì bạn có thể làm đơn gửi lên đơn vị thi hành án cùng chính quyền địa phương nơi vợ đang ở kèm theo bản án để được chính quyền can thiệp. Việc bạn tự ý bắt con về nuôi là vi phạm pháp luật và không thực hiện đúng theo bản án đã tuyên. Do đó bạn cần trả lại con cho vợ nuôi và bàn bạc, trao đổi giữa hai bên cũng như nhờ chính quyền địa phương can thiệp để tìm ra phương án tốt nhất, hoà thuận nhất.

Trân trọng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com